1. Phát biểu sai về cơ quan tương đồng là:
a. cơ quan tương đồng còn được gọi là cơ quan tương tự.
b. cơ quan tương đồng là bằng chứng cho thấy nguồn gốc chung của các loài sinh vật.
c. các cơ quan tương đồng được bắt nguồn từ cùng một cơ quan ở loài tổ tiên.
d. các cơ quan tương đồng có thể thực hiện chức năng khác nhau tùy loài sinh vật.
2. Dựa vào sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau để:
a. phân loại các loài khác nhau.
b. tìm hiểu quan hệ họ hàng giữa các loài khác nhau.
c. tìm ra nguồn gốc chung giữa các loài.
d. tìm ra các định luật phát sinh của sinh vật.
3. Quan điểm nào sau đây có trong học thuyết Lamac? (1) các loài sinh vật có biến đổi. (2): sự biến đổi của môi trường là nguyên nhân phát sinh các loài từ một loài ban đầu. (3): sinh vật có khả năng thích nghi chủ động với môi trường. (4): các cá thể luôn đấu tranh với nhau để giành sự sinh tồn. (5): chọn lọc tự nhiên là cơ chế tiến hóa của sinh giới. (6): biến dị cá thể là nguyên liệu của tiến hóa và chọn giống.
a. 1, 2, 3.
b. 1, 2, 4.
c. 1, 3, 6.
d. 1, 5, 6.
4. Quan niệm nào sau đây là của Đacuyn?
a. Đột biến phát sinh vô hướng, chọn lọc tự nhiên giữ lại các cá thể mang tổ hợp gen thích nghi nhất.
b. Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
c. Sự hình thành đặc điểm thích nghi do chọn lọc tự nhiên giữ lại các biến dị cá thể có lợi.
d. Mỗi sinh vật đều có khả năng tự biến đổi để thích ứng với sự thay đổi của môi trường.
5. Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, đơn vị tiến hóa cơ sở của các loài giao phối là:
a. loài.
b. cá thể
c. nòi.
d. quần thể.
6. Nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hoá?
a. Giao phối ngẫu nhiên.
b. Đột biến.
c. Chọn lọc tự nhiên
d. Di - nhập gen.
7. Theo quan niệm hiện đại, nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình chọn lọc tự nhiên là:
a. biến dị tổ hợp.
b. đột biến nhiễm sắc thể.
c. thường biến.
d. đột biến gen.
8. Quá trình nào ngăn ngừa giao phối tự do, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc?
a. Chọn lọc tự nhiên.
b. Đột biến.
c. Yếu tố ngẫu nhiên.
d. Cách li sinh sản
9. Nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể?
a. Chọn lọc tự nhiên
b. Các yếu tố ngẫu nhiên
c. Đột biến
d. Giao phối không ngẫu nhiên
10. Quá trình hình thành quần thể thích nghi nhanh hay chậm tùy thuộc vào (1): tốc độ phát sinh đột biến của loài. (2): tốc độ sinh sản của loài . (3): áp lực của chọn lọc tư nhiên. (4): mật độ của loài. (5): tốc độ tích lũy các đột biến gen của loài.
a. 1, 2, 3, 4.
b. 1, 3, 4, 5.
c. 1, 2, 4, 5..
d. 1, 2, 3, 5.
11. Hiện tượng kháng thuốc DDT ở sâu bọ:
a. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
b. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của DDT.
c. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có DDT.
d. không liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến đã phát sinh trong quần thể.
12. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, loài sinh học là là gì?
a. Là một đơn vị sinh sản, là một tổ chức tự nhiên thống nhất về sinh thái và di truyền.
b. Là một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhautrong tự nhiên để sinh con hữu thụ.
c. Là những cá thể có khả năng giao phối với nhau, con cái sinh ra có nhiều đặc điểm giống nhau.
d. Là những cá thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lý, có vùng phân bố nhất định.
13. Quá trình hình thành loài mới là một quá trình lịch sử, cải biến thành phần … (H: kiểu hình, G : kiểu gen) của quần thể ban đầu theo hướng . . . (T : thích nghi, Đ : đa dạng và phức tạp) tạo ra . . . (H: kiểu hình, G : kiểu gen) mới, cách li . . .(D : di truyền, S : sinh sản) với quần thể gốc.
Các khoảng trống tương ứng ở trên là :
a. H, T, G, S.
b. G, Đ, G, S.
c. G, T, H, S.
d. G, T, G, S.
14. Trong các phương thức hình thành loài, dấu hiệu của sự xuất hiện loài mới là khi nhóm sinh vật có:
a. cách li địa lí với quần thể gốc.
b. cách li sinh sản với quần thể gốc.
c. sai khác về hình thái so với quần thể gốc.
d. sức sống mạnh hơn so với quần thể gốc.
15. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở:
a. vi sinh vật.
b. thực vật.
c. động vật.
d. động vật và thực vật.
16. Từ quần thể cây 2n đã tạo được quần thể cây 4n. Phát biểu nào sau đây về quần thể cây 4n là sai:
a. hoàn toàn không giao phối được với quần thể 2n ban đầu (cách ly sinh sản).
b. mang các đặc điểm hình thái với kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn cây 2n.
c. cơ thể có tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể tứ bội.
d. giao phối được với cây 2n, tạo cây lai 3n bất thụ.
17. Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Thí nghiệm chứng minh:
a. Các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thủy của Trái Đất.
b. Các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh học.
c. Các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trên Trái Đất bằng con đường tổng hợp sinh học.
d. Ngày nay, trong tự nhiên, các chất hữu cơ vẫn được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học .
18. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là:
a. môi trường sống.
b. giới hạn sinh thái.
c. ổ sinh thái.
d. sinh cảnh.
19. Các nhân tố sinh thái tác động như thế nào đến sinh vật?
a. Các nhân tố sinh thái luôn tác động đồng đều lên sinh vật
b. Nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau luôn giống nhau.
c. Các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên sinh vật.
d. Các nhân tố sinh thái tác động luôn cực thuận với mọi hoạt động sinh lí của sinh vật.
20. Những sinh vật nào sau đây thuộc nhóm sinh vật hằng nhiệt?
(I): vi sinh vật, (II): chim, (III): con người, (IV): cây xanh, (V): thú, (VI): bò sát.
a. I, II, IV.
b. I, IV, V.
c. II, III, V.
d. I, III, VI.
21. Tập hợp (nhóm) sinh vật nào sau đây gọi là quần thể?
a. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây.
b. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc gia Tam Đảo.
c. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới.
d. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng.
22. Đặc trưng sinh thái quan trọng nhất của quần thể là:
a. cấu trúc tuổi.
b. số lượng cá thể.
c. kích thước quần thể.
d. mật độ cá thể.
23. Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái là:
a. giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
b. giúp các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường sống.
c. kích thích các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống..
d. giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
24. Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới: (I): mức độ sử dụng nguồn sống, (II): kiểu phân bố, (III) khả năng sinh sản của các cá thể (IV): Cấu trúc nhóm tuổi (V): mức độ tử vong của các cá thể.
a. (I), (III), (V).
b. (I), (II), (III).
c. (I), (IV), (V).
d. (I), (II), (V).
25. Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?
a. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch.
b. Số lượng cá thể của quần thể ếch Việt Nam tăng vào mùa hè và giảm vào mùa đông.
c. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.
d. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác.
26. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển gọi là:
a. kích thước tối đa của quần thể.
b. kích thước tối thiểu của quần thể.
c. kích thước trung bình của quần thể.
d. mật độ tối thiểu của quần thể.
27. Quần xã sinh vật là:
a. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
b. một hệ thống sống hoàn chỉnh bao gồm sinh vật và sinh cảnh gắn bó với nhau như một thể thống nhất và có cấu trúc tương đối ổn định.
c. một tập hợp các thế hệ sinh vật khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
d. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
28. Tiêu chí nào là đặc trưng sinh thái của quần xã?
a. Đa dạng loài.
b. Tỉ lệ giới tính.
c. Nhóm tuổi..
d. Mật độ cá thể.
29. Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ:
a. kí sinh.
b. cộng sinh.
c. hội sinh.
d. ức chế cảm nhiễm
30. Hai loài sống chung, hai bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải sống cùng nhau là biểu hiện của mối quan hệ :
a. hội sinh.
b. hợp tác.
c. cạnh tranh.
d. cộng sinh.
31. Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, những loài cây nào sẽ phát triển đầu tiên?
a. Cây gỗ ưa sáng.
b. Cây gỗ ưa bóng.
c. Cây bụi chịu bóng.
d. Cây thân cỏ ưa sáng.
32. Hệ sinh là:
a. hệ thống sống gồm các quần thể sinh vật và môi trường sống của quần thể.
b. hệ thống sống gồm các quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã.
c. hệ thống sống hoàn chỉnh gồm tập hợp quần tụ sinh vật và sinh cảnh.
d. hệ thống sống gồm các quần xã sinh vật sống chung trong một khoảng không gian xác định.
33. Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
a. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm.
b. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường.
c. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại.
d. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, … chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
34. Quan hệ giữa các loài trong một chuỗi thức ăn là:
a. cạnh tranh
b. cộng sinh
c dinh dưỡng
d. sinh sản.
35.Quan sát tháp sinh thái cho biết:
a. các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
b. năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
c. mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và tòan bộ quần xã.
d. quan hệ giữa các lòai trong quần xã.
36. Các quá trình chủ yếu trong chu trình cacbon là: (1) sự đồng hoá CO2 khí quyển trong quang hợp; (2) trả CO2 cho khí quyển do hô hấp của động vật và thực vật; (3) trả CO2 cho khí quyển do hoạt động hô hấp của vi sinh vật hiếu khí; (4) vi sinh vật phân giải xác động thực vật chứa cacbon.
a. 1, 2, 3, 4
b. 1, 2, 3
c. 1, 3, 4
d. 2, 3, 4
37.Trong chuỗi thức ăn trên cạn khởi đầu bằng cây xanh, mắt xích có sinh khối lớn nhất là sinh vật
a. tiêu thụ bậc một.
b. tiêu thụ bậc hai.
c. sản xuất.
d. tiêu thụ bậc ba.
38. Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Giả thiết rằng sinh khối ở mỗi bậc là: A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Trong các hệ sinh thái trên, hệ sinh thái bền vững là:
a. Hệ sinh thái có tháp : A " B " C " E
b. Hệ sinh thái có tháp: C " A " B " E.
c. Hệ sinh thái có tháp: E " D " B " C.
d. Hệ sinh thái 5 có tháp: C " A " D " E.
39. Dạng tài nguyên không tái sinh là:
a. nhiên liệu hóa thạch;
a. năng lượng mặt trời;
c. nước sạch;
d. đa dạng sinh học.
40. Để góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, không nên::
a. bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên.
b. khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh..
c. tăng cường đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt..
d. sử dụng thường xuyên các hóa chất có hoạt tính cực mạnh để nhanh chóng tạo môi trường sạch.
Đáp án: 1A, 2C, 3A, 4C, 5D, 6A, 7D, 8D, 9B, 10D, 11A, 12A,13D, 14B, 15B, 16A, 17A, 18B, 19C, 20C, 21B, 22D, 23D, 24A, 25B, 26B, 27D, 28A. 29C, 30A, 31D, 32B, 33D, 34C, 35D, 36A, 37C, 38D, 39A, 40D