TRƯỜNG THPT PHAN CHU TRINH
TỔ VẬT LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
--------------- |
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ II
MÔN VẬT LÝ LỚP 10 NĂM HỌC 2011-2012
--------------- |
A/.LÝ THUYẾT:
1/. Công và công suất: công thức định nghĩa công và công suất. Biện luận về các trường họp của công.
Vận dụng: công của trọng lực, công của lực đàn hồi, công của lực ma sát.
2/.Động năng: định nghĩa và công thức định nghĩa, liên hệ giữa công của lực tác dụng và độ biến thiên động năng (hay còn gọi là định lý động năng).
Vận dụng: công thức động năng và định lý động năng.
3/.Thế năng:
- Trọng trường và trọng trường đều là gì?
- Định nghĩa.
- Công và thế năng đàn hồi.
Vận dụng: công thức thế năng trọng trường.
4/.Cơ năng:
- Cơ năng và sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
- Cơ năng và sự bảo toàn cơ năng của vật chiu tác dụng của lực đàn hồi.
Vận dụng: cơ năng và sự bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
5/.Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí: Thuyết động học phân tử chất khí.
6/.Quá trình đẳng nhiệt:
- Thế nào là quá trình biến đổi trạng thái của chất khí? Thế nào là quá trình đẳng nhiệt?
- Định luật Boyle-Mariotte: Nội dung, hệ thức, đường đẳng nhiệt (định nghĩa, đặc điểm).
Vận dụng: tính p hoặc V hoặc ∆p hoặc ∆V.
7/.Quá trình đẳng tích:
- Thế nào là đẳng tích?
- Định luật Charles: Nội dung, hệ thức, đường đẳng tích (định nghĩa, đặc điểm).
Vận dụng: tính p hoặc T hoặc ∆p hoặc ∆T.
8/.Phương trình trạng thái của khí lý tưởng:
- Thế nào là khí lý tưởng, mô hình khí lý tưởng?
- Phương trình trạng thái khí lý tưởng và điểu kiện áp dụng.
Vận dụng: tính p hoặc V hoặc T hoặc ∆p hoặc ∆V hoặc ∆T. Biến đổi giản đồ biến đổi trạng thái từ hệ tọa độ này sang hệ tọa độ khác.
B/.BÀI TẬP VÍ DỤ:
1/. Một viên đá nhỏ khối lượng 100(g) được thả rơi tự do tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10(m/s2). Biết rằng khi vật đi qua độ cao 4(m) thì vật có thế năng bằng động năng.
a/.Tính cơ năng của vật.
b/.Tính độ cao lớn nhất và vận tốc của vật khi chạm đất.
c/.Tính công của trọng trường khi vật rơi đến mặt đất.
2/.Một viên đá nhỏ khối lượng 100(g) được ném lên cao thẳng đứng ở độ cao 4(m) với vận tốc ban đầu 10(m/s). Bỏ qua mọi lực cản của môi trường xung quanh, lấy g = 10(m/s2).
a/.Tính cơ năng của vật.
b/.Tính độ cao lớn nhất và vận tốc của vật khi chạm đất.
c/.Tính công của trọng trường kể từ lúc ném đến khi rơi trở xuống và chạm đất.
3/.Một viên bi khối lượng 100(g) được thả lăn không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng 100 so với mặt phẳng ngang và dài 4(m). Lấy g = 10(m/s2).
a/.Tính công của trọng lực.
b/.Tính vận tốc của vật khi đi đến cuối dốc.
c/.Tính độ cao và vận tốc khi vật lăn qua vị trí có thế năng bằng 1/3 động năng.
4/.Một viên bi khối lượng 100(g) đang lăn thẳng đều trên mặt phẳng nằm ngang với vận tốc 4(m/s) thì tiếp tục lăn lên dốc phẳng nghiêng 100 so với mặt phẳng nằm ngang. Bỏ qua mọi lực cản, lấy g = 10(m/s2).
a/.Tính độ cao lớn nhất mà viên bi đạt được.
b/.Tính công của trọng trường khi viên bi lên đến vị trí cao nhất.
c/.Tính độ cao và vận tốc khi viên bi lăn qua vị trí có động năng bằng thế năng.
5/.Một viên đá nhỏ khối lượng 200(g) được ném lên cao thằng đứng ở độ cao 5(m) tại nơi có gia tốc rơi tự do g = 10(m/s2). Bỏ qua mọi lực cản của môi trường thì độ cao lớn nhất mà vật đạt được là 13(m).
a/.Tính vận tốc ném.
b/.Tính công trọng trường.
c/.Tính vận tốc khi rơi trở xuống chạm đất.
d/.Tính thế năng trọng trường và động năng khi vật đi qua độ cao 10(m).
e/.Tính độ cao và vận tốc mà vật có động năng bằng ½ thế năng.
6/.Cho một khối khí lý tưởng có thể tích 1,2(l) ở điều kiện chuẩn (1atm; 00C). Xác định độ biến thiên thể tích khi áp suất tăng thêm 0,2(atm) và nhiệt độ tăng thêm 100(C).
7/.Cho một mol khí lý tưởng ở điều kiện chuẩn (22,4l; 1atm; 00C). Xác định độ biến thiên của:
a/.Thể tích khi áp suất giảm bớt 0,2(atm) và nhiệ độ không đổi.
b/.Áp suất khi nhiệt độ tăng thêm 100C và thể tích không đổi.
c/.Nhiệt độ khi thể tích tăng thêm 0,6(l) và áp suất không đổi.
d/.Áp suất khi thể tích tăng thêm 0,6(l) và nhiệt độ tăng lên 200C.
8/.Hãy biến đổi giản đồ biến đổi trạng thái từ hệ tọa độ (V,T) sau đây sang hệ tọa độ (p,V) và hệ tọa độ (p,T):
Tổ trưởng
NGUYỄN BỬU