(hay còn gọi là lễ hội Hóa Lộ Quỉ) - một lễ hội thường niên được tổ chức vào 31 tháng 10 hàng năm, được coi như một ngày tết, một lễ hội vui nhất trong năm đặc biệt là đối với giới trẻ bởi những trò chơi vô cùng kỳ bí và hấp dẫn.
Nó là sự pha trộn giữa những nghi lễ tôn giáo và tập tục cổ xưa của nhiều nền văn hóa khác nhau, trải qua thời gian mới trở thành một lễ hội như chúng ta biết đến ngày nay và được xem là một trong những lễ hội lâu đời nhất và phổ biến nhất.
Nếu như trước đây, lễ hội Halloween chỉ diễn ra ở các nước phương Tây theo công giáo, thì nay đã trở thành một sự kiện văn hóa thường niên được người dân trên toàn thế giới mong đợi. Trong những ngày diễn ra lễ hội, nhà nhà trang trí những hình nộm phù thủy, mèo đen, bí ngô lập lòe ma quái; người người tìm cho mình những trang phục gây ấn tượng mạnh trong đêm hội hóa trang… Mọi người dường như cũng quen với câu chúc "Halloween vui vẻ!".
Vậy điều thú vị gì trong lễ hội Halloween mà sức hút của nó lại lớn đến vậy? Hãy cùng khám phá về nguồn gốc và những điều thú vị trong ngày lễ Halloween nhé!
Khám phá nguồn gốc lễ hội Halloween
Lễ hội Halloween ngày nay bắt nguồn từ dân tộc Celt, là một dân tộc sống cách đây hơn 2,000 năm trên các vùng đất bây giờ là Anh quốc, Ái Nhĩ Lan và miền Bắc nước Pháp. Dân tộc Celt bắt đầu năm mới vào ngày 1 tháng 11 Dương Lịch. Một lễ hội được cử hành vào đêm trước năm mới để vinh danh vị thủ lãnh đã quá cố là Samhain. Ngày lễ hội này báo hiệu sự bắt đầu của mùa lạnh, của những ngày tối tăm thường được liên kết với sự tàn tạ và sự chết của loài người. Dân tộc Celt tin rằng Samhain cho phép những linh hồn người chết được trở về nhà trên trần gian vào đêm hôm đó.
Vào năm 43 (Tây lịch kỷ nguyên), người La Mã chinh phục vùng đất của dân tộc Celt và cai trị khoảng 400 năm (vùng này bây giờ là Anh Quốc). Trong giai đoạn này có hai lễ hội Samhain của dân tộc Celt. Một trong hai lễ đó là FẺALIA được cử hành vào cuối tháng Mười để vinh danh những ngưòi đã chết, lễ thứ hai dành cho Pomona, nữ thần La Mã về cây và quả. Có lẽ vì nữ thần Pomona mà quả táo (apple) đã được kết hợp vào lễ hội Halloween. Sau ngày lễ Chư Thánh, tại Anh Quốc, còn có ngày "Các vong hồn" vào mồng 2 tháng 11. Tại Anh Quốc, Halloween đôi khi được gọi là Nutcrack Night or Snap Apple Night vì mọi người trong gia đình ngồi quanh lò sưởi kể chuyện và ăn đậu phụng rang hoặc nhai "táo."
Vào ngày "Các vong hồn," những người nghèo đi "khất thực cô hồn" (went-a-souling) và họ sẽ được bố thí bánh trái gọi là "soul cakes" (bánh vong hồn) để họ hứa là sẽ cầu nguyện cho "các vong hồn."
Halloween đến Hoa Kỳ do những di dân đầu tiên, đa số đến từ Anh Quốc và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt, họ đã đem qua Mỹ khá nhiều phong tục khác nhau. Nhưng vì lý do tín ngưỡng bị giới hạn, nghĩa là lúc đầu các tôn giáo lớn đưa ra giới luật tương đối chặt chẽ, nên việc cử hành lễ Halloween chưa được phổ cập trong dân chúng. Mãi đến thập niên 1800 mới trở nên tục lệ được nhiều người hưởng ứng.
Tên gọi “Halloween” và nhiều truyền thống của nó ngày nay bắt nguồn từ thời Anh cổ xưa.
Halloween có tên gốc là All Hallows′Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. "Hallow" là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là "thánh". Tên ngày lễ sau đó được cắt thành Hallowe′en và cuối cùng là Halloween như chúng ta biết ngày nay.
Biểu tượng
Phát triển của hiện vật và biểu tượng liên quan đến Halloween được hình thành theo thời gian. Ví dụ: củ cải khoét rỗng khoét hình mặt quỷ thành những chiếc đèn lồng, bên trong cắm 1 cây nến như là một cách ghi nhớ các linh hồn đang chịu tội. Củ cải có truyền thống được sử dụng ở Ireland và Scotland tại Halloween. Những người nhập cư Bắc Mỹ đã sử dụng bí ngô, mà họ đều có sẵn và lớn hơn nhiều - làm cho chúng dễ dàng hơn để khắc hơn so với củ cải. Truyền thống của Mỹ chạm khắc bí ngô được ghi lại vào năm 1837 và được liên quan với thời gian thu hoạch nói chung, nó chưa trở nên quen thuộc với Halloween cho đến khi vào giữa đến cuối thế kỷ 19.
Hình ảnh Halloween bao gồm các chủ đề về cái chết, xấu xa, huyền bí, hoặc quái vật thần thoại. Màu đen và màu da cam là những màu sắc truyền thống của kỳ nghỉ.
Trò chơi
Trick-or-treating (dịch là cho kẹo hay bị ghẹo) là một phong tục cho trẻ em vào đêm Halloween. Trẻ em trong trang phục halloween và xách theo một túi để đựng kẹo đi từ nhà này sang nhà khác đòi kẹo,đôi khi đòi tiền bạc với câu hỏi, "Trick-or-treat (Cho kẹo hay bị ghẹo)". Những đứa trẻ sẽ nghịch ngợm, chọc phá chủ nhà hoặc tài sản của họ nếu kẹo không được đưa ra.
Tại Bắc Mỹ , trick-or-treating đã trở thành một phong tục truyền thống của Halloween ít nhất là từ cuối những năm 1950. Chủ nhà khi tham gia vào Halloween thường trang trí lối vào riêng của họ với những hình nhựa, giấy, bộ xương và đèn bí ngô . Một số chủ nhà thường để kẹo trong chậu ở ngoài cổng hoặc trực tiếp đưa cho những đứa trẻ. Trong những năm gần đây, trick-or-treating đã lan rộng đến mọi nhà trong một khu phố, bao gồm cả nhà ở cao cấp và chung cư cao tầng.
Một trò chơi / mê tín dị đoan đã được hưởng ứng trong đầu những năm 1900 liên quan đến vỏ quả óc chó. Mọi người sẽ viết các tài sản bằng sữa trên giấy trắng. Sau dó giấy được gấp lại và đặt trong vỏ quả óc chó. Khi vỏ được làm nóng, sữa sẽ chuyển màu nâu do đó những dòng chữ sẽ xuất hiện trên những tờ giấy trắng. Mọi người cũng sẽ đóng vai thầy bói. Để chơi trò này, biểu tượng được cắt ra giấy và đặt trên một đĩa. Một người nào đó sẽ nhập vào một phòng tối và được lệnh đặt bàn tay của mình trên một tảng băng, sau đó đặt nó trên đĩa. "Tài sản" của cô sẽ dính vào tay. Biểu tượng giấy bao gồm: ký hiệu đô la, sự giàu có, nút, độc thân, thimble-spinsterhood, kẹp áo nghèo, gạo, đám cưới, dù cuộc hành trình, rắc rối, 4 lá cỏ ba lá may mắn, tài sản, hôn nhân sớm vòng và nổi tiếng.
Kể câu chuyện ma và xem phim kinh dị được các bên Halloween. Tập phim của series truyền hình và đặc biệt theo chủ đề Halloween (đặc biệt thường dành cho trẻ em) thường được phát sóng vào ngày hoặc trước khi kỳ nghỉ, trong khi bộ phim kinh dị mới thường được phát hành rạp trước khi kỳ nghỉ để tận dụng lợi thế của không khí ngày lễ.
Những món ăn truyền thống
Ngày lễ Halloween có những món ăn truyền thống, mang ý nghĩa riêng như kẹo táo,bánh linh hồn, súp bí đỏ, Barnbrack, Colcannon...
Ý nghĩa của ngày lễ hội Halloween
Ý nghĩa giáo dục
Hành động và cuộc đời của Jack (nguồn gốc quả bí ngô hình mặt cười) đã trở thành những kinh nghiệm để tuổi trẻ rút ra một bài học làm người, đó là:
Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt
Phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn
Không nên chơi đùa với ma quỷ. Ma quỷ hiểu theo nghĩa bóng là những trò lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi, những việc làm tinh quái do trí thông minh và tưởng tượng của tuổi trẻ sáng tạo ra có khi làm hại đến người, đến xã hội... Chơi đùa, giao du với ma quỷ sẽ dễ bị cám dỗ đi vào đường tối tăm và tội lỗi.
Tuy nhiên, chuyện anh chàng Jack trong đêm Halloween cũng ghi nhận một thái độ sòng phẳng của quỷ, đó là "ân đền, oán trả" và "giữ lời hứa." Dù rằng sự "giữ lời hứa" này đã làm cho Jack rơi vào thân phận cô hồn lang thang vất vưởng.
Đối với các xã hội Âu, Mỹ Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hằng năm cho trẻ em và cả người lớn. Ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa nhân bản của nó.
Ý Nghĩa nhân bản
Nếu đào sâu hơn, có lẽ sẽ tìm thấy tính cách nhân bản trong câu chuyện. Thử đặt câu hỏi: tại sao dưới ánh sáng khoa học và kỹ thuật mà các nước Âu, Mỹ vẫn dành một ngày lễ hội cho người của "cõi Âm" mà đại diện là chàng Jack?
Jack là nhân vật tưởng tượng nhưng đã thực sự hiện thân trong cuộc đời, trong thân phận làm người... mà lại là một người cô đơn. Khi chết, Jack trở thành cô hồn, không chỗ dung thân... Thiên Đàng và Địa Ngục đều từ chối!
Truyền thống lễ hội Âu Mỹ đã dành cho Jack một ngày. Một ngày được trở lại với cõi dương. Trong ngày đó, Jack có thể sống vui chơi thoải mái, vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ để linh hồn Jack có chỗ trà trộn vào cho đỡ cô đơn. Đây là ý nghĩa nhân bản của lễ hội Halloween.
Với ý nghĩa nhân bản này, ngày lễ Halloween và Rằm tháng Bảy Âm lịch của nước ta có thể xem như là ngày hai cõi Âm, Dương hội ngộ trong niềm thương cảm bao la...
Tuy nhiên, ngày này người phương Đông coi trọng đến vật chất, đó là nguồn gốc của tục cúng cô hồn, nấu cháo lá đa cho những linh hồn đói khổ. Người phương Tây lại chú trọng đến tinh thần, họ hóa trang thành ma quỷ để những hồn ma cô độc không cảm thấy cô đơn, hay một số nơi là để ma quỷ không biết là người sống mà nhập vào. Người phương Đông coi đây là một ngày để tưởng nhớ người đã khuất, người phương Tây lại coi đây là một dịp lễ hội để vui chơi.
Những năm gần đây, ngày Halloween rất được các bạn trẻ yêu thích. Vì vậy, các khu vui chơi giải trí hay các đoàn thể của giới trẻ thường tổ chức lễ hội này như một dịp để các bạn vui chơi và thể hiện mình cũng như là để các thành viên thêm gắn bó với nhau.
---Sưu tầm---