Giải Nobel danh giá, nơi tôn vinh tài năng đỉnh cao của các nhà khoa học. Thế nhưng đã có một người Việt từ chối nhận giải Nobel.
Chắc hẳn các bạn đang tò mò muốn biết đó là ai đúng không nào? Đó là người đàn ông đã có cuộc đấu trí gay go, căng thẳng trên bàn đàm phán với Henry Kissinger (ngoại trưởng Mỹ thời Richard Nixon). Nhà cách mạng tài năng, lỗi lạc của Việt Nam: Lê Đức Thọ.
Lê Đức Thọ tên thật là: Phan Đình Khải (1911 - 1990), ông sinh ra tại huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Là một chiến sĩ cách mạng tiêu biểu của Việt Nam thế kỷ 20. Ông đã được trao tặng huân chương Sao Vàng, Huân chương Cách mạng tháng Mười (Liên Xô), Huân chương Ăngko (Campuchia).
Năm 1973, trên con đường thương lượng nhằm mang lại hòa bình thống nhất đất nước cho Việt Nam. Lê Đức Thọ đã có hàng năm trời chạm trán, đấu trí với “con cáo” nước Mỹ lúc bấy giờ là Kissinger. Cả hai đều muốn kết thúc chiến tranh, người Mỹ muốn ra đi trong vinh quang, người Việt muốn hòa bình, thống nhất đất nước. Dĩ nhiên những mong muốn đó đều đặt lên vai hai nhà ngoại giao tài năng ở hai đầu chiến tuyến.
Những gì mà Lê Đức Thọ và Kissinger làm được, cả thế giới đều biết đến. Điều đặc biệt, những nhà chính trị thế giới đã phải thốt lên rằng: “Trời đã sinh Kissinger sao còn sinh Lê Đức Thọ”.
Giải Nobel hòa bình thế giới năm 1973 chắc chắn sẽ trao cho những người đã “đánh nhau” trên bàn đàm phán Paris này. Nhưng trao cho ai: Lê Đức Thọ, hay Kissinger…? Cuối cùng Hội đồng chuyên gia của giải thưởng danh giá nhất thế giới này đã chọn cả hai
Hai cái tên được vinh danh, nhưng chỉ có Kissinger bước lên bục danh dự. Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải thưởng với lý do đơn giản: “Hòa bình thực sự vẫn chưa được lặp lại và ông làm vì dân tộc của ông”. Cả thế giới lại một lần ngả mũ trước tài năng, đức tính của nhà ngoại giao “lão làng” này.
Chúng ta có quyền tự hào khi cái tên Lê Đức Thọ đã được ghi vào cuốn sổ vàng của giải Nobel. Ông là người Việt Nam duy nhất được vang danh ở giải thưởng này.