Có nên tránh xa phóng xạ hay không?
Wade Allison
Trường Đại Học Oxford
Hơn 10.000 người đã bị thiệt mạng trong trận động đất và cơn sóng thần vừa qua tại Nhật và những người sống sót đang phải chịu đựng thời tiết lạnh và thiếu ăn.
Tuy nhiên, truyền thông quốc tế chỉ tập trung vào phóng xạ nguyên tử mà cho tới nay chưa và dường như cũng không làm cho ai bị thiệt mạng.
Phóng xạ nguyên tử ở mức độ cao rất nguy hiểm nhưng con người lại quan tâm một cách thái quá.
Kỹ thuật nguyên tử chữa lành bệnh ung thư mỗi ngày, và một liều nhỏ trong liệu pháp xạ trị tại các bệnh viện, trên nguyên tắc, cũng không khác gì liều phóng xạ mà chúng ta nhận trong môi trường.
Trong tai nạn tại nhà máy điện nguyên tử Three Mile Island không có một cái chết nào được báo cáo.
Và tại Chernobyl? Bản phúc trình mới nhất của LHQ được công bố vào ngày 28 tháng Hai xác nhận con số tử vong: 28 người chết trong số các nhân viên lo việc dập tắt lò phản ứng, cộng thêm 15 trường hợp tử vong vì ung thư tuyến giáp nơi các trẻ em.
Con số tử vong này có thể được hạ thấp nếu như các em được cho uống iodine, như tại Nhật hiện nay.
Phản ứng thái quá
Và trong hai sự cố hạch tâm này, con số tử vong không nghĩa lý gì so với số 3.800 người chết trong vụ rò rỉ hóa chất của nhà máy chế tạo thuốc trừ sâu Union Carbide tại Bhupal, Ấn Độ.
* Một becquerel (Bq), được gọi theo tên của nhà vật lý học người Pháp Henri Becquerel, là một đơn vị đo lường phóng xạ. * Một số lượng vật liệu nguyên tử có cường độ 1Bq nếu như một hạt nhân phân rã trong một giây đồng hồ, và một 1kBq là nếu ta có 1.000 hạt nhân phân rã trong một giây. * Một sievert (Sv) là đơn vị đo lượng mức độ phóng xạ nhiễm vào cơ thể con người, được gọi theo tên của nhà vật lý y khoa người Thụy Điển Rolf Sievert * Một milli-sievert (mSv) là một phần ngàn của một Sievert
Becquerel và Sievert
Do đó mức độ phóng xạ thoát ra từ nhà máy điện nguyên tử Fukushima như thế nào? So sánh làm sao với nhà máy Chernobyl?
Chúng ta hãy nhìn vào mức độ phóng xạ đo đạt được. Mức độ cao nhất ghi nhận được vào lúc 19.00 giờ ngày 22 tháng Ba tính chung cho tất các quận tại Nhật là 12 kBq trên mỗi mét vuông (chất phóng xạ caesium-137).
Một bản đồ tại Chernobyl trong bản phúc trình của LHQ cho thấy mức độ phóng xạ tại một số khu vực lên đến 3,700 kBq trên mỗi mét vuông, và tại nhiều khu vực, mức độ phóng xạ không đầy 37 kBq/mét vuông.
Tính bình quân, điều này cho thấy mức độ phóng xạ tại Fukushima không đầy 1% tại Chernobyl.
Một yếu tố quan trọng khác là chất iodine nhiễm xạ, có khả năng tại ra ung thư tuyến giáp nơi trẻ em.
Chất iodine chỉ được tạo ra khi lò phản ứng nguyên còn hoạt động và nhanh chóng phân rã khi lò này được ngưng lại (chất này chỉ tồn tại được tám ngày).
Các thanh nguyên liệu cũ được cất giữ trong bồn làm nguội tại Fukushima, mặc dù là chất phóng xạ nhưng không có chứa iodine.
Trẻ em Nhật Bản được cung cấp các chai nước uống tuần này
Tại Chernobyl, toàn bộ chất iodine và caesium được phóng ra trong vụ nổ đầu tiên, còn tại Fukushima tất cả chất iodine được phóng ra không tới 1% trong vụ nổ tại Chernobyl, và tác hại của chất này đã được giảm thiểu nhờ các liều thuốc chống iodine.
Đáng tiếc chính quyền Nhật đã phản ứng bằng cách đưa ra các chỉ dẫn quá thận trọng, và đo đó, làm cho dân chúng lo thêm.
Vào kỷ niệm năm thứ 16 của tai nạn Chernobyl, trong một bài đang trên nhật báo Dagens Nyheter xuất bản tại Stockholm, nhà chức trách nhìn nhận là đã phản ứng thái quá khi tăng tiêu chuẩn an toàn lên quá cao và do đó, đã thiêu hủy 78% tổng số thịt tuần lộc một cách không cần thiết, gây thiệt hại khá cao.
Đáng tiếc chính phủ Nhật cũng lập lại vết xe đỗ: vào ngày 23 tháng Ba, chính phủ Nhật đã khuyến cáo rằng không nên cho trẻ em uống nước máy tại Tokyo, vì mức độ phóng xạ đo được 200 Bq trên mỗi lít ngày hôm trước.
Hãy đặt mọi thứ vào vị trí của chúng: mức độ hấp thụ phóng xạ tự nhiên trong mỗi cơ thể con người là 50 Bq mỗi lít, do đó, 200 Bq mỗi lít không thực sự gây tác hại bao nhiêu.
Thái độ mới
Dân chúng lo ngại về phóng xạ vì họ không cảm nhận được phóng xạ.
Trên thực tế, thiên nhiên có cách giải quyết riêng. Trong những năm gần đây, khoa học đã khám phá ra rằng các tế bào có khả năng thay thế và tự chữa lành bằng nhiều cách khác nhau khi bị nhiễm phóng xạ.
Các cách này tự động thải phóng xạ trong vòng vài tiếng đồng hồ và chưa bao giờ thất bại cả, trừ trường hợp bị nhiễm quá nặng như tại Chernobyl, khi các công nhân cứu hộ bị nhiễm trên 4.000 mSv trong vòng vài tiếng đồng hồ và kết quả là họ chết trong vòng vài tuần.
Tuy nhiên, các bệnh nhân ung thư khi được xạ trị thông thường nhận đến hơn 20.000 mSv ở các tế bào lành mạnh cạnh các tế bào ung thư.
Các tế bào lành mạnh này còn tồn tại chỉ vì liều phóng xạ dùng để chữa trị được phun vào cơ thể con người trong nhiều ngày khác nhau do đó giúp cho các tế bào lành mạnh có đủ thời giờ để tự chữa lành hoặc thay thế.
Một số người đã hỏi rằng liệu tôi có thể nhận cho chất phóng xạ phế thải được chôn cách nhà tôi ở một trăm mét hay không?
Bằng cách này, nhiều bệnh nhân đã kéo dài sự sự sống thêm nhiều năm nữa, mặc dù nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể đã nhận được một số lượng phóng xạ tương đương gấp 20 ngàn lần số lượng phóng xạ hàng năm được quốc tế huấn dụ.
Cần phải thay đổi tận gốc rễ quan niệm đối với phóng xạ, bắt đầu bằng giáo dục và thông tin quần chúng.
Sau đó, thảo ra các tiêu chí mới về an toàn, không dựa vào quan niệm cũ cho rằng phải loại phóng xạ ra khỏi đời sống, mà dựa vào quan niệm theo đó, chúng ta nhận được bao nhiêu hàm lượng phóng xạ mà không gây nguy hiểm cho cơ thể của chúng ta.
Chúng ta cũng nên chú tâm tới các nguy hiểm chung quanh chúng ta như là biến đổi khí hậu và mất điện năng.
Các lò phản ứng hạch tâm ngày càng được thiết kế hiện đại hơn là các lò tại Fukushima, tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chờ đợi.
Chất phóng xạ phế thải là độc hại tuy nhiên số lượng này rất ít, đặc biệt khi chúng được tái xử lý. Dù sao đi nữa, đây không phải là một vấn đề nan giải như nhiều người quan niệm.
Một số người đã hỏi rằng liệu có thể nhận cho chất phóng xạ phế thải được chôn cách nhà tôi ở một trăm mét hay không? Và câu trả lời của tôi là: “Được chứ, tại sao không? Nói chung, chúng ta không nên lánh xa phóng xạ.
Wade Allison là một nhà vật lý nguyên tử và y khoa tại trường Đại Học Oxford, tác giả cuốn sách Radiation and Reason (2009) và Fundamental Physics for Probing and Imaging (2006).
· Gửi cho bạn bè
· In trang này
Chia sẻ với bạn qua:
Cái này là gì?
· Delicious