ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP KIỂM TRA KỲ 2 - NĂM HỌC 2014 - 2015 - MÔN NGỮ VĂN 11
Lượt xem:
4367
-
Ngày tạo: (26/03/2015)
Có thế bạn quan tâm ?
CÔ KIM OANH
ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP
MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 – HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2014 – 2015
A/GIỚI HẠN KIẾN THỨC ÔN TẬP KIỂM TRA
I/ PHẦN ĐỌC HIỂU: GV ôn tập cho HS xác định nội dung trong văn bản (đoạn văn bản ngắn)
II/ PHẦN LÀM VĂN.
Học sinh cần nắm nét chính về tác giả, hoàn cảnh sáng tác – xuất xứ, nội dung và nghệ thuật của các văn bản:
1/ Vội vàng (Xuân Diệu)
2/ Tràng giang (Huy Cận)
3/ Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
4/ Từ ấy (Tố Hữu)
III. LÀMVĂN
1. Nghị luận xã hội: HS biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí và một hiện tượng trong đời sống. Biết vận dụng tích hợp NLXH và NLVH vào bài viết một cách hợp lí.
2. Nghị luận văn học: HS biết cách phân tích một đoạn thơ, bài thơ trong chương trình đã học.
IV. CẤU TRÚC ĐỀ.
Câu 1: (3 điểm): Sử dụng một ngữ liệu (ngắn)
+ Xác định nội dung của ngữ liệu?
+Từ nội dung ngữ liệu đó viết bài nghị luận xã hội.
Câu 2: (7 điểm): Viết bài nghị luận văn học ( về đoạn thơ).Từ đó, trình bày suy nghĩ về một vấn đề xã hội.
B/ ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ ĐỀ. (ở câu 1)
1/ Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu dưới đây:
“Có tình yêu quê hương, tâm hồn con người có điểm tựa, trở nên đằm thắm, dịu dàng. Ai có tình yêu quê hương thực sự mới có tình cảm sâu sắc với đất nước, mới dám xả thân bảo vệ quê hương, đất nước”.
(Sách Làm văn 10, Nxb Giáo dục 2001, )
a/ Xác định nội dung của văn bản? ( 1điểm)
b/Căn cứ vào nội dung trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ về vai trò của quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người (2điểm).
2/Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu dưới đây:
“Mỗi người cần phải biết quan tâm, cảm thông chia sẻ, thương yêu người khác như với chính bản thân mình, gia đình mình. Đó là cách ứng xử vốn đã trở thành truyền thống đạo lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc của dân tộc ta”.
(Sách Làm văn 10, Nxb Giáo dục 2001, )
a/ Xác định nội dung của văn bản? ( 1điểm)
b/ Căn cứ vào nội dung văn bản, em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống.(2 điểm).
3/ "Trong lĩnh vực tai nan giao thông, thần chết là một kẻ mù lòa, không hề phân biệt người tốt và kẻ xấu…Thần chết trao lưỡi hái cho những trai tráng đi xe máy hung hăng đánh võng, lạng lách, rượt đuổi nhau chạy ẩu trên đường phố. Những kẻ không biết luật hoặc không thèm biết đến luật giao thông là gì…"
(Sách Ngữ văn lớp 11, Tập 2, Nxb Giáo dục)
a/Xác định nội dung của văn bản? ( 1điểm)
b/Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề "chấp hành an toàn giao thông" của tuổi trẻ hiện nay. (2đ)
4/"Một người ăn xin khốn khổ, đói rách, bước chân vào quán càphê, ngả nón xin tiền mong được bố thí vài trăm bạc lẻ để mua chiếc bánh mì. Khách uống cà phê vẫn thản nhiên rít thuốc, ánh mắt lạnh lùng vô cảm…"
(Sách Ngữ văn lớp 11, Tập 2, Nxb Giáo dục)
a/ Xác định nội dung của văn bản? ( 1điểm)
b/Viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề "vô cảm" của tuổi trẻ hiện nay.(2đ)
5/ Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu dưới đây
Vào khoảng 22h ngày 10/3/2015, tàu SE5 chạy hướng Bắc – Nam đến địa phận xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng, Quảng Trị bất ngờ tông vào ô tô tải băng qua đường ngang dân sinh. Cú tông mạnh đã khiến 3 toa tàu trật khỏi đường ray, đầu máy rời khỏi đoàn tàu và tiếp tục chạy khoảng 1km mới dừng lại. Vụ tai nạn khiến lái tàu bị tử vong – kẹt trong cabin và 3 người bị thương - trong đó có 2 hành khách và 1 phụ lái tàu. Sau khi xảy ra vụ tai nạn trên, lực lượng chức năng có mặt tại hiện trường để xử lý và tiếp tục điều tra làm rõ vụ tai nạn trên.
( Theo báo Thanh Niên điện tử 22h15 phút ngày 10/3/2015)
a/Xác định nội dung của văn bản? ( 1điểm)
b/Em hãy viết một đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông hiện nay.( 2 điểm)
6/ Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu dưới đây:
“…Tuổi trẻ cần nhận thức rõ mặt lợi, hại của Facebook để không là tín đồ ngu muội của Facebook mà là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả. Cần hướng tới cái tích cực, trong sáng, lành mạnh, cái đẹp, cái có ích. Đừng lên Facebook quá nhiều, chỉ dùng một cách có mức độ khi cần thiết, không kết bạn dễ dãi, không đưa lên Facebook những nội dung xấu, hay những điều vụn vặt, vô nghĩa lí. Phải thận trọng với những nội dung mình đưa lên, tuyệt đối không xúc phạm người khác, làm ảnh hưởng xấu đến người khác. Không để lộ mình quá nhiều, đừng coi nó như nhật kí mà cái gì cũng đưa vào đó. Phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, không nói tục, chửi bậy,viết tắt, viết kí hiệu, xuyên tạc tiếng Việt... Phải tỉnh táo nhận biết đúng sai, phải trái, tránh mọi cạm bẫy, không a dua theo kiểu “tâm lí đám đông”. Hãy biết lên tiếng khi cần thiết và hãy học cách im lặng. Hãy sống tích cực với cuộc đời thực, mở lòng với cuộc sống xung quanh…”
(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop.Edu.vn)
a/ Xác định nội dung của văn bản?(1đ)
b/ Hãy viết một đoạn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị)về việc sử dụng Facebook của học sinh hiện nay.(2đ)
7/Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu dưới đây:
“Tan học, những gì nhìn thấy trong lớp là vô số giấy vở, giấy vỏ bánh kẹo, hộp cơm thừa... Lớp học nào cũng vậy, rác gom lại luôn đầy chặt một thùng rác loại nhỏ. Chỉ có điều có thùng rác nhưng học sinh không vứt vào đó mà vứt luôn ra lớp học...
Tôi có 16 năm làm công nhân vệ sinh tại một trường THPT. 16 năm gắn bó với nghề, cảm nhận chung của tôi là ý thức giữ gìn vệ sinh của các em học sinh ngày càng kém.
Giấy vở là thứ rác nhiều nhất trong lớp học. Đó có thể là bài kiểm tra, đề thi, giấy nháp đủ loại được liệng ngay xuống gầm bàn, hoặc vo tròn hoặc xé vụn…Với các em gái, “mùa nào thức nấy” trái cây được mang tới lớp, ăn xong các em bỏ luôn vỏ, hạt, muối tiêu vào ngăn bàn. Đồ ăn thừa, vỏ hộp của bữa trưa cũng ở lại trong ngăn bàn...”
(Tuổi trẻ, 21/3/2015)
a/ Xác định nội dung của văn bản?(1đ)
b/ Hãy viết một đoạn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị)về việc bảo đảm vệ sinh lớp học của học sinh hiện nay.(2đ)