ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN NGỮ VĂN KHỐI 12
NĂM HỌC 2013-2014
A/ PHẦN VĂN HỌC SỬ - ĐỌC VĂN:
I/Về lịch sử văn học: Bài Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX. (Nắm những đặc điểm cơ bản, những thành tựu lớn của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975; những đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX)
II/ Hai tác gia :
1/ Với tác gia Hồ Chí Minh,cần nắm vững :
- Nét chính về tiểu sử - cuộc đời của Hồ Chí Minh à những nhân tố góp phần phẩm chất yêu nước và tâm hồn thơ văn của Bác.
- 3 Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh.
- Di sản văn học và phong cách nghệ thuật của Người.
2/Với tác gia Tố Hữu , cần nắm vững :
- Nét chính về tiểu sử - cuộc đời à nhân tố góp phần hình thành tâm hồn thơ Tố Hữu.
- Con đường thơ với những tập thơ lớn à chứng minh cho sự song hành giữa con đường thơ của Tố Hữu với con đường hoạt động cách mạng của ông là một; thơ Tố Hữu luôn phục vụ kịp thời cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn.
- Phong cách thơ Tố Hữu ( với những biểu hiện cụ thể ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật).
III/ Tác phẩm đọc văn :
1/ Về 2 tác phẩm văn chính luận :
- Ở bài “Tuyên ngôn độc lập”( Hồ Chí Minh), cần nắm vững :
+ Hoàn cảnh sáng tác, đối tượng và mục đích sáng tác.
+ Đặc điểm thể loại , kết cấu bố cục văn bản.
+ Nội dung và nghệ thuật lập luận trong từng phần của văn bản.
+ 3 giá trị của văn bản.
- Ở bài “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”(Phạm Văn Đồng),cần nắm vững:
+ Những nét chính về tác giả Phạm văn Đồng.
+ Hoàn cảnh và mục đích sáng tác của văn bản.
+ Đặc điểm thể loại , kết cấu bố cục văn bản.
+ Nội dung và nghệ thuật lập luận trong từng phần của văn bản.
+ Ý nghĩa của văn bản.
2/ Với năm 5 bài thơ : Tây Tiến ( Quang Dũng); Việt Bắc( Tố Hữu); Đất nước ( Nguyễn Khoa Điềm); Sóng ( Xuân Quỳnh); Đàn ghi ta của Lor-ca ( Thanh Thaỏ). Yêu cầu cần nắm vững :
- Những nét chính về vị trí và phong cách thơ của từng tác giả ( nhằm vận dụng viết mở bài và là cơ sở tiếp cận, cảm nhận tác phẩm).
- Xuất xứ, thời điểm hoàn cảnh sáng tác,đề tài, cảm xúc chủ đạo của từng bài thơ ( nhằm vận dụng viết mở bài và là cơ sở cảm nhận tác phẩm)
- Bố cục , nội dung và nghệ thuật trong từng phần – từng đoạn của từng tác phẩm ( nhằm là cơ sở để nghị luận về một đoạn thơ bất kỳ trong bất cứ bài thơ nào trong năm bài thơ)
- Những nét đặc sắc về nghệ thuật và ý nghĩa của từng bài thơ.
3/Về văn bản nhật dụng: Bài Thôngđiệp nhân ngày thế giới phòng chốngAIDS, 1-12-2003 (Cô-phi An-nan), Cần nắm vững:
- Nét chính về tác giả Cô-phi An-nan.
- Hoàn cảnh mục đích sáng tác bản thông điệp.
- Đặc điểm thể loại và kết cấu bố cục của bản thông điệp.
- Nội dung và nghệ thuật lập luận của tác giả trong từng phần .
- Ý nghĩa của bản thông điệp.
4.Về 2 bài Tùy bút và bút kí :
a. Ở bài Tùy bút “Người lái đò sông Đà” (Nguyễn Tuân), cần nắm vững:
- Nét chính về vị trí và phong cách sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân .
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác và 2 nội dung chính của tác phẩm.
- Hình ảnh sông Đà với 2 tính cách trái ngược ( Hung bạo, hiểm ác và Thơ mộng, trữ tình)à chứng minh và phân tích được nhận định của nhà văn : Thiên nhiên Tây Bắc là vàng .
- Hình ảnh người lái đò sông Đà cần cù, dũng cảm và tài hoa à Chứng minh và phân tích được nhận định : Con người Tây Bắc là vàng mười của Tổ quốc.
- Phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân qua bài tùy bút .
- Ý nghĩa của bài tùy bút.
b.Ở bài bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” ( Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- Nét chính về vị trí và phong cách sáng tác của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường .
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác nội dung chính của tác phẩm.
- Hình ảnh sông Hương được nhà văn nhận diện và miêu tả qua các phương diện :
+ Thiên nhiên địa lý ( gắn với thủy trình của dòng sông : Từ Thượng nguồn à về ngoại vi Huế à đi vào thành phố Huế à Từ biệt Huế về với biển cả) .
+ Phương diện lịch sử.
+ Phương diện văn hóa ( thơ ca – nhạc hoa).
+ Phương diện đời thường.
- Ý nghĩa nhan đề bài bút ký.
- Ý nghĩa của bài bút ký.
- Những nét đặc sắc trong phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua bài bút ký.
* Những điều cần lưu ý khi học ôn hai bài ký :
- Cần học thuộc những dẫn chứng tiêu biểu trong từng bài để minh họa khi làm văn ( theo nguyên tắc : “nói có sách, mách có chứng”).
- Cần so sánh, đối chiếu cách cảm nhận và miêu tả của hai nhà văn về hình ảnh của hai con sông Việt Nam ( nét chung, nét riêng , lý giải vì sao lại có sự giống và khác nhau đó? )
B/ KỸ NĂNG – PHƯƠNG PHÁP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN :
I. Yêu cầu chung:
- Nắm vững kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, mở bài, thân bài, kết bài, hành văn trong văn nghị luận.
- Biết cách kết hợp các thao tác chứng minh, giải thích, phân tích, so sánh, bác bỏ, bình luận,… một cách hợp lí trong khi viết bài văn nghị luận.
II.Yêu cầu cụ thể với từng kiểu bài :
@/ Văn nghị luận xã hội :
1. Kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí,cần nắm vững:
- Nhận diện được vấn đề tương tưởng đạo lý cần nghị luận.--> xác định các thao tác nghị luận.
- Nắm vững các bước tiến hành và Phương pháp lập ý trong từng phần bố cục của bài làm.(theo lý thuyết đã học).
- Huy động kiến thức sách vở và những kiến thức xã hội của bản thân để làm rõ vấn đề nghị luận
- Thấy được ý nghĩa của vấn đề, liên hệ góp phần tự điều chỉnh nhận thức, tình cảm và hành động của bản thân.
2. Kiểu bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống:cần nắm vững:
- Nhận diện được hiện tượng đời sống đang bàn luận, xác định cách thức lập luận
- Nắm vững các bước tiến hành và Phương pháp lập ý trong từng phần bố cục của bài làm.(theo lý thuyết đã học).
- Huy động kiến thức sách vở và những kiến thức xã hội của bản thân, tham khảo sách báo, in-tơ-nét để bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống được sinh động, chân thực.
- Rút ra được bài học cho bản thân và mọi người.
@/ Văn nghị luận văn học
1.Kiểu bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ,cần nắm vững:
- Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Vị trí, nội dung nghệ thuật của từng đoạn thơ trong từng bài thơ.
- Phương pháp và cách lập ý và nghị luận trong từng phần bố cục của bài làm.
2.Nghị luận về một tác phẩm. một đoạn trích văn xuôi:
- Kiến thức khái quát về tác giả, tác phẩm.
- Nội dung – nghệ thuật của tác phẩm hay của đoạn trích được nghị luận.
- Học thuộc những dẫn chứng tiêu biểu trong từng phần, từng đoạn trong từng tác phẩm để chứng minh khi nghị luận.
C/ CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ ( như đề thi tốt nghiệp) , gồm 3 phần:
- Câu 2 điểm ( kiểm tra kiến thức về văn học sử, tác gia, tác phẩm…) ở các dạng câu tái hiện kiến thức kết hợp với vận dụng và suy luận.
- Câu 3 điểm ( nghị luận xã hội : nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý hoặc hiện tượng đời sống)
- Câu 5 điểm ( nghị luận văn học : có thể là nghị luận về một đoạn thơ hay nghị luận về đoạn trích, hình tượng thiên nhiên hay hình tượng con người trong tác phẩm văn xuôi).
|