1.Về khái niệm, gen là một đoạn phân tử ADN:
A. mang thông tin mã hóa một sản phẩm nhất định.
B. có trình tự nuclêotit xác định sự tổng hợp ARN.
C. tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động tổng hợp chuỗi polypeptit.
D. mang thông tin mã hóa cho cấu trúc của prôtein trong cơ thể sống.
2. Trong di truyền học, phát biểu nào sau đây về codon là không đúng ?
A. Mỗi codon gồm có 3 nucleotit kế tiếp nhau.
B. Mỗi codon chỉ giải mã cho một loại axit amin.
C. Ở sinh vật nhân thực, codon mở đầu là AUG.
D. Codon là bộ ba mã hóa trên tARN.
3. Mã di truyền có đặc điểm nào sau đây?
1.Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng
2.Mã di truyền có tính liên tục
3.Mã di truyền có tính dư thừa( tính thoái hóa )
4. Mã di truyền có tính đặc hiệu
5. Mã di truyền có tính độc lập
6.Mã di truyền có tính phổ biến
A. 1,2 ,3, 4, 5, 6 B.1, 3 C. 2, 3, 4, 6 D. 2, 3, 4, 5, 6
4. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Ôkazaki là
A. mạch bổ sung với mạch khuôn 3’→5’. B. mạch được tổng hợp theo theo chiều 3’→5’.
C. mạch bổ sung với mạch khuôn 5’→3’. D. mạch được tổng hợp sau.
5. Quá trình phiên mã tạo ra:
A. tARN, mARN, rARN.
B. mARN.
C. rARN.
D. tARN.
6. Trong quá trình dịch mã, phát biểu nào sau đây về các bộ mã kết thúc là đúng:
A. mã hóa cho axit amin kết thúc.
B. mã hóa axit amin mêthionin.
C. không mã hóa axit amin.
D. mã hóa axit amin foocmil mêthiônin.
7. Ở cấp độ phân tử, nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế:
A. nhân đôi ADN, phiên mã.
B. nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã.
C. phiên mã, dịch mã.
D. nhân đôi ADN, dịch mã.
8. Một đoạn gen có trình tự các nuclêôtit trên mạch mã gốc như sau: 3’ TXG XXT GGA TXG 5’. Trình tự các nuclêôtit trên mARN do đoạn gen trên tổng hợp là:
A. 5’ AGX GGA XXU AGX 3’
B. 3’ UGX XXU GGA UXG 5’
C. 5’ UXG XXU GGA UXG 3’
D. 3’ AGX GGA XXU AGX 5’
9. Một mARN có 3000 nuclêôtit dịch mã tạo một chuỗi pôlipeptit cần bao nhiêu tARN:
A. 999.
B. 998.
C. 498.
D. 499 .
10. Ở E. coli, cơ chế điều hòa operon Lac dựa vào tương tác của prôtein ức chế với :
A. nhóm gen cấu trúc. B. vùng khởi động (P).
C. vùng vận hành (O). D. các yếu tố môi trường.
11. Đột biến gen là gì ?
A. là sự biên đổi vật chất di truyền xảy ra trong cấu trúc phân tử NST.
B. là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
C. là loại đột biến xảy ra tại một đoạn nào đó trên phân tử ADN
D. là những biến đổi về số lượng nhiễm sắc thể.
12. Đặc điểm chung của các đột biến gen là:
A. biểu hiện đồng loạt, di truyền được.
B. xuất hiện ngẫu nhiên, định hướng, di truyền được.
C. xuất hiện cá thể, định hướng, di truyền được.
D. xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng, di truyền được.
13. Khi nói về đột biến điểm, nhận định nào sau đây là đúng:
A. trong số các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.
B. đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
C. trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
D. đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa.
14. Sau đột biến, gen có chiều dài không đổi nhưng bị tăng 1 liên kết hiđrô, đây có thể là dạng đột biến:
A. Thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T.
B. Thêm một căp A-T.
C. Mất một cặp A-T.
D. Thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X.
15. Câu nào sau đây phản ánh đúng cấu trúc của nucleoxom ?
A. 8 phân tử histon liên kết với các vòng ADN
B. Lõi là 8 phân tử protein histon, phía ngoài được một đoạn ADN quấn quanh 1 ¾ vòng.
C. Lõi là 8 phân tử protein histon, phía ngoài được một đoạn ADN quấn quanh ¾ vòng.
D. Một phân tử ADN quấn quanh khối cầu có 8 phân tử histon
16. Đột biến NST bao gồm các dạng:
A. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng B. mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn
C. lệch bội và đa bội D. lệch bội, dị đa bội và tự đa bội
17. Tên của dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được minh hoạ qua sơ đồ sau là?
ABCD.EFGH à AD.EFGBCH
A. chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể B. chuyển đoạn chứa tâm động
C. Đảo đoạn không chứa tâm động D. đảo đoạn chứa tâm động
18. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể sẽ gây ung thư máu ác tính ở người là do:
A. mất một phần vai dài NST số 22 B. lặp đoạn nhiễm sắc thể 22.
C. đảo đoạn nhiễm sắc thể 21. D. chuyển đoạn nhiễm sắc thể 21.
19. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có các dạng sau :
A. Lặp đoạn , mất đoạn, chuyển đoạn, đảo vị trí 1 cặp nuclêôtic .
B. Lặp đoạn , mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn .
C. Đảo đoạn , mất đoạn, chuyển đoạn, thêm 1 cặp nuclêôtic .
D. Thay thế một cặp NST , mất đoạn, chuyển đoạn, đảo vị trí 1 cặp nuclêôtic .
20. Trường hợp nào dưới đây thuộc đột biến số lượng nhiễm sắc thể :
A. Dị đa bội và mất đoạn NST. B. Lệch bội và lặp đoạn NST.
C. Lệch bội và đa bội. D. Đảo đoạn NST và tự đa bội.
21. Thể ba nhiễm xuất hiện do sự thụ tinh giữa các loại giao tử nào ?
A.( n) x ( n + 1 ) B. ( n ) x ( n + 2 ) C. ( n + 1 ) x ( n – 1 ) D. ( n + 1 ) x ( n + 1 )
22. Kiểu gen AAaa cho tỉ lệ giao tử nào sau đây?
A. 1/6 AA: 4/6 Aa: 1/6aa B.1/6 A: 4/6 Aa: 1/6aa
C.1/6 AA: 4/6 Aa: 1/6a D.1/2 AA : 1/2aa
23. Trường hợp nào sau đây có thể tạo ra hợp tử phát triển thành người mắc hội chứng Đao:
A. giao tử chứa 2 NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
B. giao tử chứa 2 NST số 22 bị mất đoạn kết hợp với giao tử bình thường.
C. giao tử chứa 2 NST số 23 kết hợp với giao tử bình thường.
D. giao tử không chứa NST số 21 kết hợp với giao tử bình thường.
24. Đối tượng chủ yếu được Menđen sử dụng trong nghiên cứu di truyền để phát hiện ra quy luật phân li và qui luật phân li độc lập:
A. đậu Hà lan. B. bí ngô. C. ruồi giấm D. cà chua.
25. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là:
A. khi giảm phân, mỗi nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử.
B. P thuần chủng, khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, F1 đồng tính.
C. các gen quy định các tính trạng khác nhau phân ly độc lập với nhau trong phát sinh giao tử.
D. mỗi tính trạng đều do một cặp gen không alen quy định, tính trội là hoàn toàn.
26. Ở cà chua: quả đỏ (gen D), quả vàng (gen d). Phép lai nào sau đây thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình 1: 1?
A. DD X dd.
B. Dd X Dd.
C. Dd X DD.
D. Dd X dd.
27. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân ly độc lập là:
A. bố mẹ phải thuần chủng về các tính trạng đem lai.
B. tính trội phải hoàn toàn, các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
C. số lượng cá thể thu được của phép lai phải đủ lớn.
D. các gen quy định các tính trạng nằm trên các nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
28. Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại kiểu gen, kiểu hình được xác định lần lượt theo công thức nào?
A.số lượng các loại kiểu gen, kiểu hình là: 2n, 3n B.số lượng các loại kiểu gen, kiểu hình là: 3n , 2n
C.số lượng các loại kiểu gen, kiểu hìnhlà :4n , 2n D.số lượng các loại kiểu gen, kiểu hình là:5n , 3n
29. Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1: 1?
A. Aabb x aaBb. B. AaBb x aaBb. C. aaBb x AaBB. D. aaBb x aaBb.
30. Tỉ lệ của tương tác bổ sung:
A. 13:3 B. 9:3:4 C. 9:6:1 D. 9:7
31. Tác động đa hiệu của gen là:
A. một gen qui định nhiều tính trạng
B. một gen tác động bổ trợ với gen khác để qui định nhiều tính trạng
C. một gen tác động át chế với gen khác để qui định nhiều tính trạng
D. một gen tác động cộng gộp với gen khác để qui định nhiều tính trạng
32. Ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể. Vậy có thể phát hiện tối đa bao nhiêu nhóm gen liên kết:
A. 4 nhóm B. 2 nhóm C. 3 nhóm D. 8 nhóm.
33. Phát biểu nào sau đây về di truyền hoán vị gen là không đúng?
A. Di truyền hoán vị gen và phân li độc lập có điểm giống nhau là làm xuất hiện biến dị tổ hợp
B. Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau trao đổi chéo trong kì đầu giảm phân I
C. Hoán vị gen xảy ra do trao đổi chéo giữa các crômatit trong NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
D. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
34. Với tần số hoán vị gen là 40%, cá thể có kỉểu gen cho tỉ lệ các loại giao tử là
A. AB = ab = 40%; Ab = aB = 10% B. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%
C. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30% D. AB = ab = 10%; Ab = aB = 40%
35. Để xác định tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, ta thực hiện phép lai:
A. Lai thuận, nghịch.
B. Lai phân tích.
C. Lai khác dòng.
D. Lai tế bào.
36. Nếu kết quả của phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau ở hai giới (ở loài có cơ chế tế bào học xác định giới tính kiểu XX – XY) thì kết luận nào rút ra ở dưới đây là đúng?
A. không có kết luận nào nêu ở đây là đúng.
B. gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính X.
C. gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
D. gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
37. Về di truyền qua tế bào chất, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Gen trong tế bào chất của giao tử cái giữ vai trò chủ yếu trong di truyền qua tế bào chất.
B. Sự di truyền qua tế bào chất không tuân theo quy luật như sự di truyền qua nhiễm sắc thể.
C. Trong di truyền qua tế bào chất, tế bào sinh dục đực và cái có vai trò ngang nhau.
D. Trong di truyền qua tế bào chất, các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định.
38. Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên NST giới tính X qui định. Gen A: máu đông bình thường. Mẹ mang kiểu gen dị hợp, bố có kiểu hình bình thường. Kết quả kiểu hình ở con lai là:
A. 75% bình thường: 25% bị bệnh.
B. 75% bị bệnh: 25% bình thường.
C. 50% bị bệnh: 50% bình thường.
D. 100% bình thường.
39. Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau được gọi là:
A. sự mềm dẻo kiểu hình B. mức phản ứng C. sự mềm dẻo kiểu gen D. sự thích nghi của sinh vật.
40. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?
A. mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau
B. mức phản ứng không di truyền được
C. tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp
D. tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng
ĐÁP ÁN:
1.A, 2D, 3C, 4C, 5A, 6C, 7B, 8A, 9A, 10C,
11B, 12D, 13A, 14D, 15B, 16A, 17A, 18A, 19B, 20C,
21A, 22A, 23A, 24A, 25A, 26D, 27D, 28B, 29A, 30D,
31A, 32A, 33B, 34B, 35A, 36A, 37C, 38A, 39A, 40B.