SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
ĐỀ KIỂM TRA TỔNG KẾT CHƯƠNG TRÌNH ÔN TẬP
MÔN: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 60 phút.
(40 câu trắc nghiệm)
|
|
Mã đề thi 132 |
|
|
|
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Câu 1: Trùng roi sống trong ruột mọt gỗ là biểu hiện của mối quan hệ:
A. hợp tác. B. kí sinh. C. cộng sinh. D. hội sinh.
Câu 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm nước là:
A. chất thải công nghiệp. B. băng tan.
C. phá rừng. D. khói bụi.
Câu 3: Quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền, gen A (hoa đỏ) trội so với alen a (hoa trắng). Biết tần số tương đối p(A) = 0,3 ; q(a) = 0,7. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ và hoa trắng trong quần thể là:
A. 58 % hoa đỏ ; 42 % hoa trắng. B. 51 % hoa đỏ ; 49 % hoa trắng
C. 9 % hoa đỏ ; 91% hoa trắng D. 49 % hoa đỏ ; 51 % hoa trắng
Câu 4: Hai thể đột biến cùng loài nào sau đây có số NST bằng nhau?
A. Thể ba nhiễm và thể một nhiễm kép. B. Thể một nhiễm kép và thể tứ nhiễm.
C. Thể không nhiễm và thể một nhiễm kép. D. Thể ba nhiễm kép và thể không nhiễm.
Câu 5: Cha có nhóm máu A và mẹ có nhóm máu B có thể sinh con có nhóm máu nào?
A. Máu A, B, AB hoặc O. B. Máu A, B hoặc O.
C. Máu AB hoặc máu O. D. Chỉ máu A hoặc máu
Câu 6: Một mARN có 3.000 nuclêotit đang dịch mã tạo 1 phân tử prôtein cấu trúc bậc I cần bao nhiêu tARN?
A. 999. B. 998. C. 498. D. 499.
Câu 7: Giao phối cận huyết và tự thụ phấn bắt buộc dẫn đến hiện tượng thoái hoá là do:
A. xảy ra hiện tượng đột biến gen
B. các gen lặn gây hại bị gen trội lấn át trong kiểu gen dị hợp
C. các thể đồng hợp tăng, các gen lặn gây hại biểu hiện thành kiểu hình
D. tập trung các gen trội có hại ở thế hệ sau.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về cấu trúc gen là sai?
A. Trong vùng mã hóa, các gen của sinh vật nhân sơ có sự xen kẽ các đoạn êxôn với các đoạn intron.
B. Vùng điều hòa nằm ở đầu 3’của mạch mang mã gốc của gen, khởi động và điều hòa quá trình phiên mã.
C. Gen là một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
D. Mỗi gen cấu trúc gồm 3 vùng theo trình tự: vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.
Câu 9: Qui định: XM (bình thường), Xm (mù màu). Bố mẹ bình thường sinh con trai bị mù màu, kiểu gen của bố và mẹ là:
A. Bố: XMY, mẹ: XMXm B. Bố: XMY, mẹ: XMXM
C. Bố: XMY, mẹ: XMXM D. Bố: XmY, mẹ: XMXm
Câu 10: Thao tác đầu tiên trong kỹ thuật cấy gen là:
A. cắt ADN của tế bào cho và mở vòng Plasmit.
B. tạo ADN tái tổ hợp.
C. chuyển ADN tế bào cho vào Plasmit.
D. phân lập ADN tế bào cho.
Câu 11: Tiêu chí nào là đặc trưng sinh thái của quần xã?
A. Tỉ lệ giới tính. B. Nhóm tuổi.. C. Đa dạng loài. D. Mật độ cá thể.
Câu 12: Theo Đacuyn nguyên nhân của sự tiến hóa là gì ?
A. Sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cá thể và của loài.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật .
D. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong một thời gian dài.
Câu 13: Di truyền hoán vị gen và phân li độc lập có điểm giống nhau là:
A. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
B. làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
D. các gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
Câu 14: Dạng đột biến phát sinh do không hình thành được thoi vô sắc trong quá trình phân bào là:
A. đột biến chuyển đoạn NST. B. đột biến lệch bội.
C. đột biến đa bội thể. D. đột biến đảo đoạn NST.
Câu 15: Quan sát tháp sinh thái cho biết:
A. các loài trong chuỗi và lưới thức ăn.
B. quan hệ giữa các lòai trong quần xã.
C. mức độ dinh dưỡng ở từng bậc và tòan bộ quần xã.
D. năng suất của sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 16: Trong cơ chế di truyền ở mức phân tử, các codon khác nhau ở:
A. số lượng và trình tự các nuclêotit. B. số lượng và thành phần các nuclêotit.
C. trình tự sắp xếp các nuclêotit. D. thành phần và trình tự các nuclêotit.
Câu 17: Điểm giống nhau giữa ADN của nhiễm sắc thể và ADN của plasmit là:
A. có thể làm thể truyền các gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.
B. có cấu trúc chuỗi xoắn kép dạng vòng.
C. nằm trong tế bào chất của tế bào.
D. cấu trúc từ các đơn phân là nuclêôtit và có khả năng tự nhân đôi.
Câu 18: Về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong phiên mã, mạch ARN được hình thành theo chiều 5’ 3’.
B. Sau phiên mã, mARN sẽ tham gia ngay vào quá trình dịch mã.
C. Quá trình phiên mã cần enzim ARN – polimeraza.
D. Sự phiên mã dựa trên khuôn là mạch mang mã gốc của gen.
Câu 19: Sau đột biến, gen có chiều dài không đổi nhưng bị giảm 1 liên kết hydrô, đây có thể là dạng đột biến :
A. thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
B. thêm một cặp A – T.
C. mất một cặp A – T.
D. thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
Câu 20: Trong kỹ thuật lai tế bào, các tế bào trần là:
A. Các tế bào sinh dưỡng tự do được tách ra khỏi cơ quan sinh dưỡng.
B. Các tế bào khác loài đã được dung hợp tạo tế bào lai.
C. Các tế bào sinh dục tự do được tách từ cơ quan sinh dục.
D. Các tế bào sinh dưỡng được xử lý để làm tan màng tế bào.
Câu 21: Lá cây ưa sáng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phiến lá mỏng, thường nằm ngang so với mặt đất.
B. Phiến lá dày, xếp nghiêng so với mặt đất.
C. Có lớp cutin phủ bề mặt lá.
D. Lá nhỏ, sáng màu.
Câu 22: Phát biểu nào sau đây về hệ sinh thái là sai?
A. Hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
B. Trong một hệ sinh thái, càng lên các bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng tăng.
C. Hệ sinh thái bao gồm thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
D. Hệ sinh thái tự nhiên thường có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 23: Ở cà chua, gen D (thân cao), gen d (thân thấp). Để có được đời con phân tính 3 thân cao : 1 thân thấp thì sử dụng công thức lai nào?
A. DD X dd. B. dd X dd. C. DD X DD. D. Dd X Dd.
Câu 24: Về quá trình tái bản ADN, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Quá trình tái bản ADN xảy ra theo nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc bổ sung.
B. Enzim ADN - polimeraza tổng hợp mạch ADN mới theo chiều 5’ 3’.
C. Từng đoạn Okazaki cũng được tổng hợp theo chiều 5’ 3’.
D. Nhờ enzim ADN - polimeraza, 2 mạch đơn ADN tháo xoắn, tách dần nhau ra.
Câu 25: F1 có n cặp gen dị hợp phân ly độc lập thì tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F2 là :
A. (1 : 2 : 1) 2. B. (1 : 2 : 1) n. C. (3 :1) 2. D. (3 :1) n.
Câu 26: Việc phân định các mốc thời gian trong lịch sử quả đất căn cứ vào:
A. những biến đổi lớn về địa chất và khí hậu, các hóa thạch điển hình.
B. đặc điểm của các hóa thạch.
C. sự dịch chuyển của các đại lục.
D. độ phân rã của các nguyên tố phóng xạ.
Câu 27: Trong chọn giống, để tạo biến dị tổ hợp, phương pháp sử dụng là:
A. cấy truyền phôi. B. lai hữu tính.
C. gây đột biến bằng tác nhân lý, hoá. D. kỹ thuật chuyển gen.
Câu 28: Đặc điểm thích nghi với nhiệt độ không phải của thú vùng lạnh là:
A. tỉ lệ S/V nhỏ. B. kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi nhỏ.
C. có lớp mỡ dày dưới da. D. tỉ lệ S/V lớn.
Câu 29: Nguyên liệu thứ cấp của tiến hoá là:
A. đột biến gen. B. đột biến nhiễm sắc thể.
C. thường biến. D. biến dị tổ hợp.
Câu 30: Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen có sàn phẩm có hiệu quả rất cao.
B. Gen có sản phẩm ảnh hưởng đến nhiều tính trạng khác nhau.
C. Gen điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác.
D. Gen tạo ra nhiều loại ARN.
Câu 31: Hình thức phân bố cá thể theo nhóm trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
A. Các cá thể cạnh tranh gay gắt giành nguồn sống..
B. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
C. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
D. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường sống.
Câu 32: Nhân tố tiến hóa phát tán đột biến và tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là:
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. sự cách ly.
C. quá trình giao phối. D. quá trình đột biến.
Câu 33: Các cơ quan tương đồng là bằng chứng tiến hóa tiến hóa về:
A. tế bào học và sinh học phân tử. B. giải phẫu so sánh.
C. phôi sinh học. D. địa lý sinh vật học.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây về mức phản ứng là sai?
A. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường.
B. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng, tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp.
C. Mức phản ứng do môi trường quy định, không di truyền.
D. Mức phản ứng là kết quả sự tự điều chỉnh của kiểu gen trong giới hạn tương ứng với môi trường.
Câu 35: Đột biến là những biến đổi:
A. trong vật chất di truyền. B. ở kiểu hình cơ thể.
C. trong nhiễm sắc thể. D. trong ADN.
Câu 36: Phương pháp không được áp dụng trong nghiên cứu di truyền ở người là:
A. phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào. B. Phương pháp lai phân tích.
C. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. D. phương pháp nghiên cứu phả hệ.
Câu 37: Luận điểm nào sau đây của La mác được cho là đúng đắn ?
A. Hươu cao cổ có cổ dài là do ăn lá cây ở trên cao qua thời gian dài.
B. Sinh vật luôn biến đổi để phù hợp với sự thay đổi của ngoại cảnh.
C. Biến đổi trên cơ thể động vật do tập quán sống thì di truyền được.
D. Nâng cao dần cấp độ tổ chức của cơ thể là biểu hiện của tiến hoá.
Câu 38: Hiện tượng kháng thuốc bảo vệ thực vật ở sâu hại:
A. liên quan đến đột biến hoặc tổ hợp đột biến mới phát sinh do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật.
B. chỉ xuất hiện tạm thời do tác động trực tiếp của thuốc bảo vệ thực vật.
C. liên quan đến những đột biến và tổ hợp đột biến phát sinh ngẫu nhiên từ trước.
D. là sự biến đổi đồng loạt để thích ứng trực tiếp với môi trường có thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 39: Nếu tần số hoán vị gen là 18%, cơ thể có kiểu gen AB/ab lai phân tích, tạo tổ hợp gen Ab/ab có tỉ lệ là:
A. 9%. B. 41%. C. 82%. D. 18%.
Câu 40: Sự thích ứng của các quần thể với những điều kiện khác nhau trong cùng một khu vực địa lý sẽ dẫn đến cơ chế cách li sinh sản nào?
A. Cách li cơ học. B. Cách li sinh cảnh. C. Cách li tập tính. D. Cách li thời gian.
----------- HẾT ----------
Đáp án: 1C, 2A, 3B, 4C, 5A, 6A, 7C, 8A, 9A, 10A, 11C, 12C,13B, 14C, 15C, 16D, 17D, 18B, 19A, 20D, 21A, 22B, 23D, 24D, 25D, 26A, 27B, 28D, 29D, 30B, 31C, 32C, 33B, 34C, 35A, 36B, 37D, 38C, 39A, 40B