LÍ THUYẾT
Câu 1: Chuyển động thẳng đều là gì?
Câu 2: Chuyển động thẳng nhanh dần đều là gì?
Câu 3: Chuyển động thẳng chậm dần đều là gì?
Câu 4: Sự rơi tự do là gì?
Câu 5: Chuyển động tròn đều là gì?
Câu 6: Chu kì (tần số) của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ tốc độ góc - chu kì – tần số.
Câu 7: Nêu đặc điểm của hai lực cân bằng.
Câu 8: Nêu điều kiện cân bằng của một chất điểm.
Câu 9: Phát biểu định luật I Newton. Quán tính là gì?
Câu 10: Phát biểu và viết hệ thức (dạng vectơ) định luật II Newton.
Câu 11: Phát biểu và viết biểu thức định luật III Newton. Nêu những đặc điểm của cặp lực và phản lực trong tương tác giữa hai vật.
Câu 12: Phát biểu định luật vạn vật hấp dẫn và viết hệ thức lực hấp dẫn.
Câu 13: Nêu những đặc điểm (về điểm đặt, phương, chiều, công thức tính độ lớn) của lực đàn hồi của lò xo.
Câu 14: Phát biểu và viết hệ thức định luật Hooke (Húc).
Câu 15: Nêu các đặc điểm của lực ma sát trượt (xuất hiện khi nào, hướng, công thức tính độ lớn).
MỘT SỐ BÀI TOÁN THAM KHẢO
Bài 1: Một xe tải có khối lượng m = 2 tấn chuyển động nhanh dần đều trên một con đường thẳng nằm ngang. Tốc độ của xe khi qua vị trí A là 10m/s và tốc độ khi xe qua vị trí B là 20m/s, thời gian xe đi từ A đến B là 20s. Biết hệ số ma sát là 0,1; lấy g = 10m/s2.
a). Tính lực phát động tác dụng vào xe trên.
b). Giả sử tới B xe tắt máy thì quãng đường xe đi được từ B cho tới khi dừng là bao nhiêu?
Bài 2: Một vật có khối lượng 10kg đang đứng yên trên mặt sàn phẳng nằm ngang thì được kéo bằng một sợi dây song song với mặt sàn. Lực kéo có độ lớn 20N, hệ số ma sát giữa vật và mặt sàn là 0,1; lấy g = 10m/s2.
a). Tính tốc độ của vật khi chuyển động được 5s.
b). Sau khi chuyển động được 5s thì dây kéo bị đứt. Tính quãng đường vật đi được cho tới khi dừng lại và thời gian đi hết quãng đường đó.
c). Nếu dây kéo hướng lên hợp với hướng chuyền động một góc 300 thì gia tốc của vật là bao nhiêu?
Bài 3: Trên đoạn đường AC = 75m, một xe có khối lượng 2 tấn bắt đầu chuyển động từ A với lực phát động tác dụng vào xe là 4000N. Cho hệ số ma sát là 0,1; lấy g = 10m/s2.
a). Sau 10s xe đến B. Tính tốc độ của xe tại B và quãng đường AB.
b). Từ B xe tắt máy, tính tốc độ của xe khi qua C.
c). Hỏi xe tắt máy ở vị trí nào trên đoạn AC để xe dừng tại C.
Bài 4: Một lò xo có độ cứng k = 100N/m. Gắn vào lò xo một vật có khối lượng 1kg, đầu còn lại của lò xo treo vào trần của buồng thang máy. Lấy g = 10m/s2. Chiều dài của lò xo tăng thêm bao nhiêu khi:
a). Thang máy đứng yên.
b). Thang máy chuyển động thẳng đều lên trên.
c). Thang máy chuyển động nhanh dần đều lên trên với gia tốc có độ lớn 2m/s2.
Bài 5: Tính lực Trái Đất hút một vệ tinh ở độ cao 200km so với mặt đất. Biết khối lượng Trái Đất là 6.1024kg, bán kính Trái Đất là R = 6,4.106m; khối lượng vệ tinh 200 (kg).
Bài 6: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất cách mặt đất 200km. Biết bán kính Trái Đất là R = 6,4.106m, lấy g = 10m/s2. Hãy tính tốc độ và chu kì quay của vệ tinh.