ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II
Môn: HÓA HỌC 10CB
I. Phần lý thuyết:
* Chương 5: Nhóm Halogen
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế Clo, hiđroclorua, axit clohiđric, nước Giaven, clorua vôi.
- Tính chất hóa học, điều chế Flo, Brom, Iot.
- Cách nhận biết các axit halogenhiđric(HCl, HBr, BI, HF) và các muối halogenua, nhận biết Iot.
* Chương 6: Oxi – Lưu huỳnh
1. Tính chất vật lí, tính chất hóa học, điều chế Oxi, Ozon, hiđrosunfua, SO2, SO3.
2. Tính chất hóa học, điều chế H2SO4.
- Cách nhận biết O2, O3, H2S muối sufua, muối sunfat và H2SO4.
* Chương 7: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- Khái niệm về tốc độ phản ứng và các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
- Cân bằng hóa học , sự chuyển dịch cân bằng hóa học , các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học , nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier.
II. Một số bài tập tham khảo:
Dạng 1: Viết phản ứng theo sơ đồ
Câu 1. Viết phản ứng theo sơ đồ sau đây:
a. KMnO4 ® Cl2 ® HCl ® FeCl3 ® Fe(NO3)2
¯
I2 Br2 ® HBr ® NaBr® AgBr ® Ag
b. FeS2 ® SO2 ® SO3 ® H2SO4 ® HCl ® H2S ® SO2 ® S
¯
HBr
c) MnO2 Cl2 FeCl3 Fe(OH)3 FeCl3 AgCl Cl2
d) SO2 ® S ® FeS ® H2S ® Na2S ® PbS
e) Cu2S ® SO2 ® S® H2S ® H2SO4 ® HCl® Cl2 ® KClO3 ® O2
f) H2 ® H2S ® SO2 ® SO3® H2SO4 ® HCl® Cl2
¯
S ® FeS ® Fe2(SO4)3 ® FeCl3
g) FeS2 ® SO2 ® HBr ® NaBr ® Br2 ® I2
¯
SO3® H2SO4 ® KHSO4 ® K2SO4 ® KCl® KNO3
FeSO4 ® Fe(OH)2
FeS ® Fe2O3 ® Fe ¯
Fe2(SO4)3 ® Fe(OH)3
h) S SO2 ® SO3 ® NaHSO4 ® K2SO4 ® BaSO4
k) HBr KBr Br2 NaBr H2 HCl Cl2 CuCl2 Cu(OH)2 CuSO4 K2SO4 KNO3.
l) FeS ® H2S ® S ® Na2S ® ZnS ® ZnSO4
¯
SO2 ® SO3 ® H2SO4
Câu 2: Viết phản ứng thể hiện sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố:
a)S0→S-2→S0→S+4→S+6→S+4→S0→S+6
b)Cl0→Cl+1→Cl0→Cl+5→Cl-1→Cl0→Cl-1
c)O0→O-1→O-2→O0
Câu 3: Tìm các chất để hoàn thành phản ứng và bổ sung điều kiện(nếu có)
a) FeS + O2 ® (A) + (B) (rắn)
(A) + O2 ® (C)
(C) + (D) (lỏng) ® (E)
(E) + Cu ® (F) + (A) + (D)
(A) + (D) ® (G)
(G) + NaOH (dư) ® (H) + (D)
(H) + HCl ® (A) + (D) + (I) |
c) KMnO4 + (A) → (B) + (C) + Cl2 + (D)
(B) → (E) + Cl2
(E) + (D) → (F) + H2
MnO2 + A → (C) + Cl2 + (D)
Cl2 + (F) → (B) + KClO + (D) |
b) Mg + H2SO4 (đặc) ® (A) + (B)+ (C)
(B) + (D) ® S¯ + (C)
(A) + (E) ® (F) + K2SO4
(F) + (H) ® (A) + (C)
(B) + O2 ® (G)
(G) + (C) ® (H) |
d) CaCl2 + H2O → (A) + (B)↑ + (C)↑
(A) + (C) → (D) + (E)
(D) + (F) → CaCl2 + (E) + (C)
(C) + SO2 + (E) → (G) + (F) |
Câu 4. Hoàn thành các phương trình phản ứng:
a. Fe + H2SO4 loãng ® b. Fe + H2SO4 đặc nóng ® c. Cu + H2SO4 đặc nóng ®
d. C + H2SO4 đặc nóng ® e. S+ H2SO4 đặc nóng ® f. SO2 + KMnO4 + H2O®
g. Fe3O4 + H2SO4 loãng ® h. Fe3O4+ H2SO4 đặc nóng ®
Dạng 2: Nhận biết, phân biệt các chất
Nhận biết các lọ mất nhãn chứa:
a) dung dịch: Ca(OH)2, HCl, HNO3, NaCl, NaI.
b) dung dịch: NaOH, KCl, NaNO3, K2SO4, HCl.
c) chất khí: O2, H2, Cl2, CO2, HCl.
d) dung dịch: K2SO4, KCl, KBr, KI.
e) dung dịch: Na2SO4, AgNO3, KCl, KNO3
f) dung dịch: NaOH, KCl, KNO3, K2SO4, H2SO4.
g) dung dịch: CaF2, NaCl, KBr, NaI.
h) dung dịch: Na2S, NaBr, NaI, NaF.
k) dung dịch : HCl, H2SO4, Ca(NO3)2, CaCl2
l) dung dịch : H2SO4, NaOH, Na2SO4, KNO3
m) dung dịch : HCl, H2SO4, K2SO4, NaNO3
n) O2 và O3
Dạng 3: Bài toán H2S, SO2 phản ứng với kiềm
Câu 1: Cho 5,6 lít khí H2S (ở đktc) lội chậm qua bình đựng 500 ml dung dịch NaOH 1M, tính khối lượng muối sinh ra?
Câu 2: Cho 6,72 lít SO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 800 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn ?
Câu 3: Hấp thụ hết 2,24 lít SO2 (ở đktc) bằng 150 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng được khối lượng muối tạo thành ?
Dạng 4: Hỗn hợp kim loại phản ứng với HCl, H2SO4 loãng
Câu 1: Cho m gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và Zn tác dụng đủ V lít dung dịch HCl 0,5M thu được 1,12 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 16,55 gam muối khan.Tính V, m?
Câu 2: Cho 8,3 g hỗn hợp A gồm 3 kim loại Cu, Al và Mg tác dụng vừa đủ với dd H2SO4 20% (loãng). Sau phản ứng còn chất không tan B và thu được 5,6 lít khí (đkc). Hoà tan hoàn toàn B trong H2SO4đ, nóng, dư thu được 1,12 lít khí SO2 (đkc). Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? tính khối lượng dung dịch H2SO4 20% đã dùng?
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 5,12g hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 1M (loãng), thu được 1,12 lít H2 ở đkc và dung dịch X.
a. Xác định % khối lượng của hỗn hợp ban đầu và dung dịch HCl 1M thể tích đh ã dùng?
b. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan?
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 có tỉ lệ 2:1. Cho m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl 1M(vừa đủ) thu được 4,48 lít H2 ở đkc.
a. Xác định % khối lượng của Fe, Fe2O3 trong hỗn hợp?
b. Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã dùng?
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 5,5g hỗn hợp Al, Fe trong m gam dung dịch HCl loãng dư. Sau khi phản ứng kết thúc đem cân dung dịch thu được thấy tăng 5,1g so với dung dịch HCl ban đầu. Xác định % khối lượng của Fe, Al trong hỗn hợp đầu?
Dạng 5: Kim loại phản ứng với H2SO4 đặc chỉ có một sản phẩm khử
Câu 1: Cho 11g hỗn hợp Al, Fe phản ứng hoàn toàn với H2SO4 đặc nóng thu được 10,08 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch A. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp? Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được m gam một kết tủa, nung kết tủa này ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được a gam một chất rắn, tính m và a?
Câu 2: Cho 12g hỗn hợp hai kim loại Cu, Fe tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc,nóng, dư thu được 5,6 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch X. Cho KOH dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa, nung kết tủa ngoài không khí thu được a gam một chất rắn. Tính % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp?Tính giá trị của m và của a?
Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 38,8g hỗn hợp gồm Cu, Ag trong dung dịch H2SO4 98%(D=1,84g/ml), đun nóng thu được 5,6 lít SO2 ở đkc.
a. Xác định % khối lượng của Cu, Ag trong hỗn hợp?
b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 đã dùng biết đã dùng dư 10% so với lượng cần thiết?
Dạng 6: Bài toán tìm kim loại
Câu 1: Cho 5,4g kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu được 6,72 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Tìm kim loại R và tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng?
Câu 2: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng hết Cl2 tạo thành 53,4 gam muối.Xác định kim loại M?
Câu 3: Cho m gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại A và B ở hai chu kỳ liên tiếp nhau, nhóm IIA tác dụng đủ với V ml dung dịch HCl 1,25M thu được 1,792 lít khí (đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được 8,08 gam.Tìm hai kim loại, tính m, V?
Câu 4: Hỗn hợp X gồm Zn và kim loại R ( R hóa trị II, đứng sau Hiđro trong dãy HĐHH). Cho 19,3g hỗn hợp X vào H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít H2 ở đkc. Phần chất rắn còn lại đem hòa tan trong H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít SO2 ở đkc. Xác định R và % khối lượng của các kim loại trong hỗn hợp?
------------------ Hết -----------------