0001: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
1: Sử dụng toán thống kê để phân tích kết quả lai
2: Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1,F2
3: Tiến hành thí nghiệm chứng minh
4: Tạo các dòng thuần bằng tự thụ
Trình tự các bước thí nghiệm là:
A. 4→2→3→1 B. 4→3→2→1
C. 4→2→1→3 D. 4→1→2→3
0002: Nội dung chính của qui luật phân li là gì?
A. Các cặp alen không hoà trộn vào nhau trong giảm phân
B. Các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử
C. F2 phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn
D. F1 đồng tính còn F2 phân tính xấp xỉ 3 trội : 1lặn
0003: Về khái niệm, lai phân tích là phép lai:
A. giữa cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội với cá thể có kiểu gen lặn.
B. giữa cá thể mang kiểu gen dị hợp với cá thể đồng hợp lặn.
C. giữa các cá thể có kiểu gen trội để kiểm tra kiểu gen.
D. giữa cá thể có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn tương ứng
0004: Gen A quy định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Nếu F1 thu được đồng tính thì kiểu gen của bố, mẹ là:
(1) AA x aa (2) AA x Aa (3) AA x AA (4) aa x aa
A. (1), (3). B. (1), (2).
C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (3), (4).
0005: Cho biết một gen quy định một tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai Aa x Aa cho ra đời con có:
A. 2 kiểu gen, 3 kiểu hình. B. 2 kiểu gen, 2 kiểu hình.
C. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình. D. 3 kiểu gen, 3 kiểu hình.
0006: Thực chất của qui luật phân li độc lập là nói về:
A. Sự phân li độc lập của các cặp tính trạng
B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ (3:1)n
C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
D. Sự phân li độc lập của các cặp alen trong quá trình giảm phân
0007: Các gen phân li độc lập, KG AabbCCDdEE cho bao nhiêu loại giao tử?
A. 4 B. 8
C. 16 D. 32
0008: Cho rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các tính trạng trội là trội hoàn toàn và các cặp gen phân li độc lập. Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về với n cặp tính trạng tương phản thì tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình ở F2 lần lượt được xác định theo công thức là
A. (1: 2 : 1)n , (1: 2 : 1)n . B. (3 : 1)n , (3 : 1)n .
C. (3 : 1)n , (1 : 2 : 1)n . D. (1 : 2 : 1)n , (3 : 1)n .
0009: Cho cây đậu Hà Lan có kiểu gen AaBbDdEe tự thụ phấn, trong trường hợp phân li độc lập, tác động riêng rẽ, trội lặn hoàn toàn. Theo lí thuyết, ở đời sau số cá thể có kiểu hình trội về cả 4 tính trạng chiếm tỉ lệ
A. 9/32. B. 27/256.
C. 81/256. D. 4/128.
0010: Trường hợp các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các gen trội là trội hoàn toàn. Cho cá thể dị hợp về 2 cặp gen AaBb tự thụ phấn kết quả thu được đời con là:
A. 27 kiểu gen, 8 kiểu hình. B. 9 kiểu gen, 4 kiểu hình.
C. 3 kiểu gen, 2 kiểu hình. D. 9 kiểu gen, 6 kiểu hình.
0011: Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân ly độc lập là ..... (P: sự phân ly của cặp NST tương đồng, L: tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng, N: sự phân ly ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng) trong giảm phân để tạo ra các giao tử ..... (G: giống nhau, K: khác nhau) sau đó các giao tử kết hợp tự do trong quá trình ..... (F: gián phân, M: giảm phân, T: thụ tinh)
A. N, K, T B. P, K, T
C. P, G, F D. N, K, M
0012: Tác động bổ sung là trường hợp ..... (M: một cặp gen, H: 2 hoặc nhiều) cặp gen ..... (A: alen, K: không alen) thuộc ..... (G: những locus giống nhau, L: những locus khác nhau) cùng tác động làm xuất hiện một tính trạng mới ..... (I: giống với, V: khác với) khi mỗi gen đó tác động riêng rẽ:
A. M, A, G, I B. H, A, L, V
C. H, K, L, V D. M, A, L, V
0013: Khi các alen trội thuộc hai hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội đều làm tăng sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút ít được gọi là kiểu tương tác:
A. Cộng gộp. B. Bổ sung
C. Cộng dồn D. Lấn át của gen trội.
0014: Gen đa hiệu là gì?
A. Gen tạo ra nhiều mARN
B. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng
C. Gen điều khiển sự hoạt động cùng một lúc nhiều gen khác nhau
D. Gen tạo ra sản phẩm với hiệu quả cao
0015: Ở một loài thực vật,chiều cao cây do 3 cặp gen không alen tác động cộng gộp.Sự có mặt mỗi alen trội làm chiều cao tăng thêm 5cm. Cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Chiều cao của cây cao nhất là:
A. 180cm B. 175cm
C. 170cm D. 165cm
0016: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số
A. tính trạng của loài. B. NST lưỡng bội của loài.
C. NST trong bộ đơn bội n của loài. D. giao tử của loài.
0017: Cách tốt nhất để phát hiện được các gen nào đó là phân li độc lập hay liên kết với nhau:
A. Cho tự thụ qua nhiều thế hệ B. Cho giao phấn
C. Cho lai 2 dòng thuần chủng nhiều lần D. Lai phân tích
0018: Theo qui luật liên kết gen, kiểu gen nào được viết dưới đây là không đúng?
A. B.
C. D.
0019: Hiện tượng di truyền nào làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
A. Liên kết gen. B. Tương tác gen.
C. Phân li độc lập. D. Hoán vị gen.
0020: Moocgan đã phát hiện hiện tượng hoán vị gen bằng cách:
A. Cho lai phân tích ruồi giấm đực F1 dị hợp tử B. Cho F1 dị hợp tạp giao
C. Tự thụ phấn ở đậu Hà Lan F1 dị hợp tử Lai phân tích ruồi giấm cái F1 dị hợp tử
0021: Với tần số hoán vị gen là 20%, cá thể có kiểu gen cho tỉ lệ các loại giao tử là
A. AB = ab = 40%; Ab = aB = 10% B. AB = ab = 30%; Ab = aB = 20%C. AB = ab = 20%; Ab = aB = 30% D. AB = ab = 10%; Ab = aB = 40%
0022: Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là gì?
A. Trao đổi chéo giữa các crômatic trong nhiễm sắc thể kép tương đồng ở kì đầu của giảm phân I.
B. Hoán vị gen xảy ra như nhau ở cả 2 giới đực và cái.
C. Các gen nằm trên cùng 1 nhiễm sắc thể bắt đôi không bình thường trong kì đầu của giảm phân I.
D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể.
0023: Phát biểu nào sau đây về tần số hoán vị gen là không đúng?
A. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
B. Nếu tần số hoán vị gen là 50% thì cá thể tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
C. Tần số hoán vị gen càng lớn khi các gen nằm càng gần nhau trên nhiễm sắc thể.
D. Tần số hoán vị gen càng lớn khi các gen nằm càng xa nhau trên nhiễm sắc thể.
0024: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn?
A. Làm giảm biến dị tổ hợp. B. Tổ hợp các gen có lợi về cùng NST.
C. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể.
0025: Hiện tượng di truyền liên kết với tính là hiện tượng
A. gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các NST thường.
B. gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính.
C. gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y.
D. gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X
0026: Cơ sở tế bào học của di truyền liên kết với giới tính:
A. Sự phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
B. Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.
C. Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi nhiễm sắc thể trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các giao tử dẫn đến sự phân li của các alen tương ứng và sự tổ hợp của chúng qua thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp alen tương ứng.
D. Sự trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc của cặp nhiễm sắc thể tương đồng dẫn đến sự trao đổi giữa các gen trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
0027: Phương pháp lai giúp khẳng định một gen qui định một tính trạng bất kì nằm trên NST giới tính hay NST thường:
A. Phân tích kết quả lai dựa trên xác suất thống kê B. Lai phân tích
C. Lai đời con với bố,mẹ D. Lai thuận nghịch
0028: Tính trạng do gen nằm trên NST giới tính Y có đặc điểm:
A. Di truyền thẳng cho giới đồng giao B. Di truyền thẳng cho giới dị giao
C. Di truyền thẳng cho giới đực D. Di truyền thẳng cho giới cái
0029: Hiện tượng “di truyền chéo” (tính trạng được truyền từ bố sang con gái và biểu hiện ở cháu trai) là liên quan với trường hợp:
A. Gen trên nhiễm sắc thể thường B. Gen trên nhiễm sắc thể Y
C. Gen trên nhiễm sắc thể X D. Gen nằm trong ti thể
0030: Ở ruồi giấm, gen trội (W) quy định màu mắt đỏ, gen lặn (w) quy định màu mắt trắng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Kết quả của phép lai ruồi giấm đực mắt đỏ với ruồi giấm cái mắt trắng theo lý thuyết là
A. 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng
B. 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng
C. 25% ♂ mắt đỏ : 25% ♀ mắt đỏ : ♂ 25% mắt trắng : ♀ 25% mắt trắng
D. 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♀ mắt đỏ
0031: Ở người bệnh mù nàu (đỏ và lục) là do đột biến lặn nằm trên NST giới tính X gây nên ( Xm), gen trội M tương ứng quy định mắt bình thường. Kiểu gen của người nữ có mắt bình thường:
A. XMXm, XmXm B. XMXm, XMY
C. XMXm, XMXM D. XMXM, XMY
0032: Ở người bệnh mù màu (đỏ -lục) do gen lặn m trên X qui định (không alen trên Y). Gen M qui định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình, bố mẹ đều phân biệt màu rõ sinh cô con gái dị hợp về gen này, kiểu gen bố mẹ là:
A. XMXM x XMY. B. XMXM x XmY. C. XMXm x XmY. D. XMXmx XMY.
0033: Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn (h) trên NST X qui định, không có alen tương ứng trên Y, alen trội (H) tuơng ứng cho tính trạng bình thường. Người phụ nữ dị hợp lấy chồng khoẻ mạnh, nếu họ sinh con trai bị bệnh thì xác suất là bao nhiêu?
A. 100%. B. 50%.
C. 25%. D. 12,5 %.
0034: Đặc điểm nào sau đây thể hiện quy luật di truyền của gen ngoài nhân?
A. Mẹ di truyền tính trạng cho con trai
B. Bố di truyền tính trạng cho con gái
C. Tính trạng biểu hiện chủ yếu ở nam giới
D. Tính trạng luôn di truyền theo dòng mẹ
0035: Để xác định tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, ta thực hiện phép lai:
A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích. C. Lai khác dòng. D. Lai tế bào.
0036: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan đến trường hợp nào sau đây?
A. Gen trên NST X B. Gen trên NST Y. C. Gen trong tế bào chất. D. Gen trên NST thường.
0037: Mức phản ứng là gì ?
A. Giới hạn phản ứng của kiểu hình trong điều kiện môi trường khác nhau
B. Giới hạn phản ứng của kiểu gen trong điều kiện môi trường khác nhau
C. Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau
D. Biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng một kiểu gen
0038: Sự mềm dẻo kiểu hình có nghĩa là :
A. Một kiểu hình có thể do nhiều kiểu gen qui định
B. Một kiểu gen có thể biểu hiện thành nhiều kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau
C. Tính trạng có mức phản ứng rộng
D. Sự điều chỉnh kiểu hình theo sự biến đổi của kiểu gen
0039: Điều nào không đúng khi nói về mức phản ứng ?
A. Di truyền được
B. Khác nhau ở các gen khác nhau
C. Không phụ thuộc vào kiểu gen
D. Thay đổi tùy môi trường
0040: Nhận định nào sau đây về đặc điểm của thường biến và mức phản ứng là đúng?
A. thường biến không di truyền, mức phản ứng di truyền.
B. thường biến và mức phản ứng đều di truyền.
C. thường biến và mức phản ứng đều không di truyền.
D. thường biến di truyền, mức phản ứng không di truyền.