ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 1 – PHẦN 5
0001: Đơn phân của prôtêin và axit nuclêic lần lượt là:
A. Axit amin, nuclêôtit B. A, T, G, X
C. A, U, G, X D. Axit amin, ( A, T, G, X)
0002: Khái niệm gen là:
A. Một phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định
B. Một đoạn của phân tử protein có các axit amin quy định một tính trạng nhất định
C. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho 1 sản phẩm nhất định
D. Một phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho nhiều sản phẩm
0003: Mã di truyền có đặc điểm nào sau đây?
(1) Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng
(2) Mã di truyền có tính liên tục
(3) Mã di truyền có tính dư thừa (tính thoái hóa )
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu
(5) Mã di truyền có tính độc lập
(6) Mã di truyền có tính phổ biến
A. 1,2 ,3, 4, 5, 6 B. 1, 3
C. 2, 3, 4, 6 D. 2, 3, 4, 5, 6
0004: → (chiều phiên mã)
Một gen có trình tự các nu: 5′ - AAXGTTTGGXXA - 3′
3′ - TTGXAAAXXGGT - 5′
Gen trên phiên mã tạo sản phẩm là:
A. 3′ - AAXGUUUGGXXA - 5′.
B. 5′ - UUGXAAAXXGGU - 3′.
C. 3′ - UUGXAAAXXGGU - 5′.
D. 5′ - AAXGUUUGGXXA - 3′.
0005: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về mã di truyền?
A. Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin.
B. Mã di truyền là mã bộ ba.
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tính thoái hoá và tính phổ biến.
D. Trong 64 bộ ba, có 3 bộ ba mở đầu và 1 bộ ba kết thúc.
0006: Nội dung tính chất thoái hóa và tính đặc hiệu của mã di truyền lần lượt là:
A. Một axít amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba, một bộ ba chỉ mã hóa cho một axít amin.
B. Một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axít amin, một axít amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba
C. Một bộ ba chỉ mã hóa cho một axít amin, một axít amin có thể được mã hóa bằng nhiều bộ ba
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền trừ vài trường hợp ngoại lệ.
0007: Mã mở đầu nằm ở vùng nào của gen cấu trúc?
A. Vùng mã hoá. B. Vùng khởi đầu.
C. Vùng kết thúc. D. không tìm thấy.
0008: Sự tạo thành các đoạn Ôkazaki trong quá trình tái bản là do
A. enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→ 5’ tr ên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’.
B. enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’.
C. enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’ trên mạch khuôn có chiều 5’→3’.
D. enzim ADN – polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’ trên mạch khuôn có chiều 3’→ 5’.
0009: Trong quá trình phiên mã, enzim (I)……………… nhận biết được vùng (K) ……… …. ….. của gen, bám vào đây, tháo xoắn, tách hai mạch của gen. Enzim này sử dụng mạch có chiều (L)…….. … của gen làm khuôn mẫu liên kết với các nucleotít tự do theo nguyên tắc bổ sung. Chuỗi polinuclêôtit mới được hình thành theo chiều (M) … … ........ Vùng nào phiên mã xong thì hai mạch đơn của gen (P)………… tới đó.
Các chữ cái
- I tương ứng với : ADN – polimeraza (1), ARN – polimeraza(2).
- K tương ứng với vùng: điều hòa (3), mã hóa (4).
- L tương ứng với chiều: 3’→ 5’ (5), 5’→ 3’ (6).
- M tương ứng với chiều: 3’→ 5’ (7) , 5’→ 3’ (8).
- P tương ứng với từ: tháo xoắn (9) , đóng xoắn (10).
Trình tự đúng là.
A. 1, 4, 6, 8 ,10. B. 2, 3, 5, 8 ,9.
C. 2, 3, 5, 8, 10. D. 1, 4, 5, 8 ,9
0010: Quá trình phiên mã tạo ra:
A. tARN, mARN, rARN. B. mARN.
C. rARN. D. tARN.
0011: Chức năng của tARN là:
A. vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin.
B. mang thông tin mã hóa cấu trúc của phân tử prôtêin.
C. truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm.
D. thành phần cấu tạo ribôxôm, loại bào quan tổng hợp prôtêin.
0012: Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế:
A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tái bản ADN, tổng hợp ARN. D. tái bản ADN, phiên mã, dịch mã.
0013: Ở giai đoạn mở đầu quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit sự kiện diễn ra đầu tiên:
A. mARN tiếp xúc với ribôxôm ở gần vị trí mã mở đầu AUG.
B. tARN mang axít amin mở đầu vào ribôxôm.
C. mARN tiếp xúc với tiểu đơn vị bé của ribôxôm ở gần vị trí mã mở đầu.
D. tARN mở đầu rời khỏi bộ ba kết thúc trên mARN
0014: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào.
A. Nhân đôi nhiễm sắc B. Phiên mã
C. Dịch mã D. Tái bản ADN (nhân đôi ADN)
0015: Quá trình dịch mã kết thúc khi:
A. Riboxom rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu đơn vị lớn và bé.
B. Riboxom di chuyển đến bộ ba AUG.
C. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAA, UAG, UGA.
D. Riboxom tiếp xúc với 1 trong các bộ ba UAU, UAX, UXG.
0016: Các codon (bộ ba mã sao): AAU, XXX, GGG và UUU mã hóa cho các axitamin tương ứng lần lượt là : Asparagin(Asn), Prolin(Pro), Glixin(Gli) và Pheninalanin(Phe). Đoạn mạch gốc nào sau đây sẽ mã hóa cho chuỗi polipeptit : Pro – Gli – Asn – Phe ?
A. 3’-AAAXXXTTAGGG-5’
B. 5’-AAAXXXTTAGGG-3’
C. 5’-AAATAAXXXGGG-3’
D. 3’-GGGXXXTTAAAA-5’
0017: Axitamin mở đầu trong chuổi pôlipeptit ở:
A. Sinh vật nhân sơ là foocmin Mêtiônin còn ở nhân thực là Mêtiônin.
B. Sinh vật nhân sơ là Mêtiônin còn ở nhân thực là foocmin Mêtiônin .
C. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là Mêtiônin.
D. Sinh vật nhân sơ và nhân thực đều là foocmin Mêtiônin .
0018: tARN mang axit amin mở đầu tiến vào riboxom có bộ ba đối mã là:
A. UAX B. AUX
C. AUA D. XUA
0019: Thành phần cấu tạo của opêrôn Lac bao gồm:
A. Vùng khởi động, vùng vận hành và nhóm gen cấu trúc.
B. Gen điều hòa, vùng khởi động, vùng vận hành và nhóm gen cấu trúc.
C. Vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
D. Gen điều hòa, vùng vận hành và nhóm gen cấu trúc.
0020: Gen điều hòa ức chế hoạt động của opêrôn bằng cách
A. tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã.
B. tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế liên kết với enzim ARNpolimeraza để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã.
C. trực tiếp tác động lên các gen cấu trúc để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã.
D. tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành để ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã.
0021: Theo mô hình Operon Lac ở Ecoli, vì sao prôtêin ức chế mất tác dụng khi môi trường có đường lactoza?
A. Vì lactoza làm mất cấu hình không gian của nó. B. Vì gen điều hòa bị khóa.
C. Vì nó không được tổng hợp ra nữa. D. Vì nó bị phân hủy khi có lactoza.
0022: Phát biểu nào về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
B. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
C. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp, dị hợp.
D. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.
0023: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen? H
A. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp G-X. B. Thêm một cặp nuclêôtit.
C. Thay cặp nuclêôtit A-T bằng cặp T-A. D. Mất một cặp nuclêôtit.
0024: Cơ chế phát sinh chung của đột biến gen là:
A. tác động của các tác nhân bên ngoài và rối loạn sinh lý, sinh hóa bên trong tế bào.
B. rối loạn sinh lý, sinh hóa bên trong tế bào.
C. tác động của các tác nhân hóa học, vật lí, sinh học từ môi trường bên ngoài.
D. sai sót trong quá trình nhân đôi ADN.
0025: Nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế một cặp nuclêôtit lại hầu như vô hại đối với thể đột biến do:
A. Tính phổ biến của mã di truyền. B. Tính thoái hoá của mã di truyền.
C. Tính đặc hiệu của mã di truyền. D. Mã di truyền là mã bộ ba.
0026: Người mắc hội chứng Tơcnơ, có bộ NST như thế nào?
A. 44 + OX. B. 44 + XXX.
C. 44 + XXY. D. 44 + XY.
0027: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’.
B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’.
D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
0028: Một đoạn phân tử ADN chứa nu loại A = 189 và có X = 35% tổng số nu. Đoạn gen này có chiều dài tính theo µm là:
A. 0.02142 µm B. 0,04284 µm
C. 0,4284 µm D. 0,2142 µm
0029: NST ban đầu là: ABE●FGHIK bị đột biến thành NST: ABHGF●EIK . Đột biến trên thuộc dạng:
A. Đảo đoạn chứa tâm động. B. Chuyển đoạn trong 1 NST.
C. Chuyển đoạn chứa tâm động. D. Đảo đoạn không chứa tâm động.
0030: Trình tự nào sau đây phản ánh đúng cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực?
A. nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → ống siêu xoắn → crômatit → NST kép.
B. nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → ống siêu xoắn → crômatit → NST kép.
C. nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → ống siêu xoắn → NST kép → crômatit.
D. sợi cơ bản → nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → ống siêu xoắn → crômatit → NST kép.
0031: Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST, sợi có đường kính 30 nm là:
A. sợi siêu xoắn B. crômatit
C. sợi nhiễm sắc D. sợi cơ bản
0032: Trong các dạng đột biến sau đây, dạng đột biến gen (đột biến điểm) là:
A. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn B. thêm, mất, thay thế 1 cặp nu
C. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng của gen D. đột biến dị bội và đột biến đa bội
0033: Thể đột biến nào sau đây trong tế bào sinh dưỡng có 1 cặp NST tương đồng tăng thêm 1 chiếc: (1) Đao. (2) Tơcnơ. (3) Claiphentơ. (4) Siêu nữ.
A. 1, 3. B. 1, 3, 4.
C. 3, 4. D. 2, 3, 4.
0034: Dạng đột biến cấu trúc sẽ gây ung thư máu ở người và loại đột biến cấu trúc NST có thể làm tăng hoặc giảm mức biểu hiện tính trạng ở sinh vật tuần tự là:
A. Mất đoạn NST 22, lặp đoạn. B. Lặp đoạn NST 22, mất đoạn
C. Đảo đoạn NST 22, chuyển đoạn D. Chuyển đoạn NST 22
0035: Trường hợp bộ NST 2n bị thiếu mất một cặp NST tương đồng được gọi là :
A. Thể không nhiễm B. Thể tam nhiễm
C. Thể một nhiễm D. Thể đa nhiễm
0036: Đột biến NST bao gồm các dạng:
A. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng NST.
B. mất đoạn, chuyển đoạn , lặp đoạn và đảo đoạn.
C. lệch bội và đa bội.
D. lệch bội và dị đa bội và tự đa bội.
0037: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong một cặp NST tương đồng có thể làm xuất hiện dạng đột biến nào?
A. Đảo đoạn, lặp đoạn B. Lặp đoạn, mất đoạn
C. Chuyển đoạn, mất đoạn D. Chuyển đoạn tương hỗ.
0038: Đặc điểm không có ở thể tam bội của thực vật là:
A. Hàm lượng ADN trong tế bào tăng tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt, sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.
B. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử tam bội
C. Sự kết hợp giữa giao tử bình thường với giao tử lưỡng bội.
D. Thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
0039: Ở cà chua quả đỏ (A) là trội hoàn toàn so với quả vàng (a) là lặn. Các cây tứ bội giảm phân bình thường, giao tử có khả năng thụ tinh. Cho các cây tứ bội dị hợp lai với nhau, F1 thu được 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. Kiểu gen của P là:
A. P: Aaaa x AAaa. B. P: AAaa x AAaa.
C. P: Aaaa x Aaaa. D. P: AAAa x AAAa.
0040: Cho hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa lai với nhau được F1. Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử F1 đã xảy ra đột biến tứ bội hoá. Kiểu gen của cây tứ bội này là:
A. AAaa B. AAAa
C. AAAA D. aaaa