Trường THPT Phan Chu Trinh
Tổ Sinh - KTNN |
KIỂM TRA CHƯƠNG 3, 4, 5 – PHẦN V
MÔN: Sinh học 12 |
Họ và tên :.................................................................... Lớp:............................................................................... |
Câu 1: Sơ đồ thể hiện quy trình tạo giống mới bằng pp gây đột biến gồm các bước sau:
I.Cho tự thụ phấn hoặc lai gần để tạo ra các giống thuần chủng.
II.Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III.Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV.Tạo dòng thuần chủng.
A. I à II àIII B. I à III àIV C. II à III àIV D. III à II àIV
Câu 2: Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số các loài cây sau đây để có thể áp dụng chất consixin tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao?
A. Cây Lúa B. Cây đậu tương C. Cây củ cải đường D. Cây ngô
Câu 3: Câu nào dưới đây giải thích về ưu thế lai là đúng?
A. Lai hai dòng thuần khác xa nhau về khu vực địa lí luôn cho ưu thế lai cao.
B. Lai hai dòng thuần với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.
C. Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai cao.
D. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì thế hệ sau con lai thường không đồng nhất về kiểu hình.
Câu 4: Biện pháp nào sau đây không bảo vệ vốn gen của loài người?
A. kĩ thuật công nghệ gen B. Sử dụng liệu pháp gen.
C. Sử dụng tư vấn di truyền y học
D. Tạo môi trường trong sạch, hạn chế các tác nhân gây đột biến.
Câu 5: Nội dung định luật Hacđi – Vanbec được phát biểu như sau:
A. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng của một quần thể ngẫu phối, tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. Trong quần thể ngẫu phối, tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác với mọi điều kiện sống.
C. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng của một quần thể ngẫu phối, tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng của một quần thể tự phối, tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 6: Người vợ có bố bị bệnh mù màu, mẹ không mang gen bệnh. Người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Cả trai và gái không bị bệnh B. Tất cả con trai đều bệnh, con gái không bệnh
C. 1/2 con gái mù màu, ½ con trai mù màu D. 1/2 con trai mù màu, tất cả con gái không mù màu.
Câu 7: Bệnh hay hội chứng nào sau đây là do lệch bội /NST thường gây nên?
A. Hội chứng đao B. Bệnh ung thư máu C. Hội chứng claiphento D. Hội chứng tocno
Câu 8: Giả sử một quần thể đậu có 2000 cây. Trong đó có 1000 cây có kiểu gen AA, 400 cây có kiểu gen Aa, 600 cây có kiểu gen aa. Cấu trúc di truyền của quần thể là?
A. 0,5 AA + 0,2 Aa + 0,3 aa B. 0,3 AA + 0,2 Aa + 0,5 aa
C. 0,2 AA + 0,3 Aa + 0,5 aa D. 0,5 AA + 0,3 Aa + 0,2 aa
Câu 9: Trong chuẩn đoán trước sinh, kĩ thuật chọc dò dịch ối nhằm kiểm tra?
A. Tế bào tử cung của người mẹ B. Kiểm tra phôi thai
C. Tế bào phôi bong ra trong nươc ối D. Tính chất của nước ối
Câu 10: Trong phép lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ là do?
A. F1 có tỉ lệ dị hợp cao, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B. F1 có tỉ lệ đồng hợp cao, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
C. Số lượng gen quý ngày càng giảm trong vốn gen của quần thể.
D. Ngày càng xuất hiện nhiều đột biến có hại.
Câu 11: Người vợ có bố, mẹ đều bị bệnh mù màu, người chồng có bố bị bệnh mù màu và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Tất cả con trai đều bệnh, con gái không bệnh. B. Cả trai và gái đều bị bệnh
C. 1/2 con gái mù màu, ½ con trai mù màu D. 1/2 con trai mù màu, tất cả con gái không mù màu.
Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật chuyển gen :
A. Tạo cây bông mang gen có khả năng tự sản xuất thuốc trừ sâu.
B. Sử dụng vi khuẩn E.coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
C. Tạo chủng nấm penicilium có hoạt tính peenixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.
D. Tạo ra cừu đôli
Câu 13: Ý nào sau đây không phải là nguồn vật liệu của chọn giống?
A. Biến dị tổ hợp B. Đột biến C. ADN tái tổ hợp D. Tập hợp kiểu hình tốt
Câu 14: Để tạo ưu thế lai khâu quan trọng nhất là?
A. Lai khác dòng đơn B. Tạo dòng thuần C. Lai tế bào D. Lai khác dòng kép
Câu 15: Quần thể giao phối khác quần thể tự phối:
A. Quần thể giao phối thường có nhiều ca thể hơn.
B. Quần thể giao phối có tần số các alen không đổi qua các thế hệ.
C. Ở quần thể giao phối các cá thể khác nhau hơn.
D. Ngoài mối quan hệ dinh dưỡng, nơi ở, quần thể giao phối còn có mối quan hệ đực cái.
Câu 16: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, không có alen trên Y. Trong một gia đình, bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh. Xác xuất bị bệnh ở đứa con trai thứ hai là?
A. 75% B. 12,5% C. 25% D. 50%
Câu 17: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là
A. di truyền ngoài nhân. B. thoái hóa giống. C. ưu thế lai. D. đột biến.
Câu 18: Định luật Hacđi – Vanbec phản ánh:
A. Trạng thái không cân bằng di truyền trong quần thể.
B. Phản ánh trạng thái di truyền trong quần thể.
C. Sự ổn định của tần số tương đối các alen trong quần thể.
D. Trạng thái động của quần thể
Câu 19: Các bệnh, tật hội chứng ở người:
(1). bạch tạng (2). máu khó đông (3). hồng cầu hình liềm
(4). mù màu (5). Pheninketo niệu (6). hội chứng Tơcnơ
(7). hội chứng 3X (8). hội chứng Đao (9). tật có túm lông ở vành tai
Các bệnh, tật, hội chứng biểu hiện ở cả nam và nữ là:
A. (1), (2), (3), (4), (5), (8) B. (1), (2), (4), (5), (8), (9)
C. (1), (2), (3), (7), (8), (9) D. (1), (4), (5), (6), (7), (8)
Câu 20: Tác động của tia phóng xạ trong gây đột biến nhân tạo là :
A. Kìm hãm sự hình thành thoi phân bào. B. Gây rối loạn sự phân li NST trong quá trình phân bào.
C. Làm xuất hiện đột biến đa bội.
D. Gây kích thích và ion hóa các nguyên tử khi chúng xuyên qua các mô sống.
Câu 21: Cho các quần thể sau : 1. P = 100%AA. 2. P = 50%AA + 50%aa.
3. P = 16%AA + 48%Aa + 36%aa. 4. P = 100%Aa. 5. P=100% aa.
Các quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền là
A. 2,3. B. 1,3,5 C. 1,2,3. D. 1,3,4,5
Câu 22: Gây đột biến nhân tạo ở thực vật thường không thực hiện việc chiếu xạ ở bộ phận nào ? A. hạt phấn, bầu nhụy B. Rễ C. Đỉnh sinh trưởng D. Hạt khô, hạt nảy mầm
Câu 23: Hạn chế của định luật Hacđi – Vanbec ?
A. Các kiểu gen có giá trị thích nghi như nhau.
B. Tần số tương đối của các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.
C. Các kiểu gen khác nhau có giá trị thích nghi khác nhau, quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên không ngừng xảy ra.
D. Quá trình chọn lọc tự nhiên không tác động tới những đột biến trung tính.
Câu 24: Tất cả các tổ hợp gen trong quần thể được gọi là:
A. Kiểu gen của quần thể. B. Tính đặc trưng về vật chất di truyền của loài.
C. Tính thích nghi của quần thể D. Vốn gen của quần thể
Câu 25: Cấu trúc di truyền của quần thể là:
A. kiểu hình có trong quần thể.
B. Tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
C. Số alen có trong quần thể D. Thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 26: Trong một gia đình, người chồng có nhóm máu B và người vợ có nhóm máu A , con của họ có thể có nhóm máu nào ?
A. Nhóm máu AB B. Chỉ có nhóm máu A hoặc nhóm máu B
C. Có nhóm máu A, B, AB hoặc O D. Nhóm máu AB hoặc O
Câu 27: Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp thì con của họ có xác xuất bị bệnh là bao nhiêu?
A. 50% B. 75% C. 25% D. 12,5%
Câu 28: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp (Aa) là 0,40. sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử (Aa) trong quần thể là bao nhiêu?
A. 0,10 B. 0,30 C. 0,04 D. 0,20
Câu 29: Kết quả quan trọng nhất thu được từ pp phân tích di truyền tế bào?
A. Xác định được số lượng NST đặc trưng ở người.
B. Xác định được nhiều dị tật, bệnh di truyền liên quan đến đột biến cấu trúc và số lượng NST.
C. Xác định được số lượng gen trong tế bào.
D. Xác định được thời gian của các đợt nhân đôi NST.
Câu 30: Bệnh di truyền phân tử là bệnh được nghiên cứu cơ chế?
A. Gây đột biến ở mức độ phân tử. B. Gây đột biến ở mức độ tế bào
C. Gây bệnh ở mức độ tế bào D. Gây bệnh ở mức độ phân tử
Câu 31: Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở ?
A. Ở loài sinh sản vô tính B. Quần thể giao phối ngẫu nhiên.
C. Ở loài sinh sản hữu tính D. Quần thể tự phối
Câu 32: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, không có alen trên Y. Trong một gia đình, bố bị bệnh, mẹ không bệnh nhưng có mang gen máu khó đông. Xác xuất họ sinh con gái đầu lòng bị bệnh?
A. 12,5% B. 25% C. 50% D. 100%
Câu 33: Trong quần thể giao phối, nếu một gen có 3 alen thì sự giao phối tự do se tạo ra mấy loại kiểu gen?
A. 8 loại kiểu gen B. 6 loại kiểu gen C. 10 loại kiểu gen D. 3 loại kiểu gen
Câu 34: Bệnh teo cơ do đột biến gen lặn nằm trên NST X gây nên, không có alen tương ứng trên Y. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới B. Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới
C. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới D. Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn nam giới
Câu 35: Trong kĩ thuật chuyển gen, enzim ligaza được sử dụng để :
A. Cắt mở vòng plasmit B. Cắt AND của tế bào cho ở những vị trí xác định
C. Nối AND của tế bào cho vào Plasmit D. Nối AND tế bào cho với vi khuẩn E.Coli.
Câu 36: Giả sử một quần thể đậu có 2000 cây. Trong đó có 600 cây có kiểu gen aa và 1000 cây AA . Tần số 2 alen A và a lần lượt là?
A. 0,7 và 0,3 B. 0,4 và 0,6 C. 0,3 và 0,7 D. 0,6 và 0,4
Câu 37: Ở người 3 NST thứ 13 gây?
A. Bệnh ung thư máu B. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
C. Sứt môi, tai thấp và biến dạng D. Hội chứng đao
Câu 38: Vai trò của thể thực khuẩn trong kĩ thuật chuyển gen là?
A. Tế bào cho B. Thể truyền C. Enzim cắt nối D. Tế bào nhận
Câu 39: Một quần thể ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec và duy trì cân bằng thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cơ thể sinh sản hữu tính sẽ tiến hóa. B. Không có đột biến.
C. Tần số tương đối của 3 kiểu gen (AA, Aa, aa) luôn ổn định bằng 1.
D. Tỉ lệ alen và kiểu gen thay đổi qua các thế hệ.
Câu 40: Biểu hiện nào dưới đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai?
A. Con lai có khả năng chống chịu tốt hơn bố mẹ. B. Con lai có sức sống tốt hơn bố mẹ.
C. Con lai có khả năng sinh sản tốt hơn bố mẹ. D. Con lai bất thụ.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------