ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1
MÔN SINH HỌC LỚP 11 – NĂM HỌC: 2012 – 2013
Lượt xem:
1325
-
Ngày tạo: (14/11/2012)
Có thế bạn quan tâm ?
Nhóm sinh 11
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HK1
MÔN SINH HỌC LỚP 11 – NĂM HỌC: 2012 – 2013
ĐỀ 1
Câu 1:
a. Trình bày cơ chế hấp thụ nước từ đất vào tế bào lông hút của rễ.
b. Thành phần của dịch mạch rây gồm những hợp chất gì?
c. Động lực nào vận chuyển các chất trong dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Trả lời:
a. Theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu) :
Nước di chuyển từ môi trường nhược trương (thế nước cao) trong đất vào tế bào lông hút (và các tế bào biểu bì còn non khác), nơi có dịch bào ưu trương (thế nước thấp hơn).
b. Thành phần: Đường saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmon thực vật …
c. Động lực: là sự chênh lệch về áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) có ASTT cao và cơ quan chứa (rễ, hạt, củ, quả,...) có ASTT thấp.
Câu 2:
a. Tại sao nói nước là tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở của khí khổng?
b. Qua thí nghiệm “Nghiên cứu vai trò của phân bón NPK”, hãy cho biết vai trò của chậu đối chứng (chậu chứa nước) đối với thí nghiệm.
Trả lời:
a. Tác nhân là: nước.
Vì độ mở của khí khổng phụ thuộc vào hàm lượng nước trong tế bào hạt đậu:
- Khi tế bào hạt đậu no nước: khí khổng mở.
- Khi tế bào hạt đậu mất nước: khí khổng đóng.
b. Nguyên tắc khi làm thí nghiệm là phải có đối chứng nhằm kiểm tra tác dụng của yếu tố được thực hiện trong thí nghiệm (phân bón NPK).
Câu 3:
a. Viết sơ đồ của con đường sinh học cố định nitơ trong không khí thành dạng nitơ cây hấp thụ được.
b. Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và cây trồng?
c. Hãy liên hệ thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thụ đối với cây.
Trả lời:
a. N2 chuyển hóa thành NH4+ , có sự tham gia của vi khuẩn cố định nito khi quyển
b. - Để cho cây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
- Giảm chi phí đầu vào, hiệu quả kinh tế cao.
- Không gây ô nhiễm nông phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- Không gây ô nhiễm môi trường.
c. Làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày ải phơi đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua, ...
ĐỀ 2
Câu 1:
a. Trình bày cơ chế hấp thụ muối khoáng từ đất vào tế bào lông hút của rễ.
b. Thành phần của dịch mạch gỗ gồm những hợp chất gì?
c. Động lực nào giúp dòng mạch gỗ di chuyển được từ rễ đến lá ở những cây gỗ cao hàng chục mét?
Trả lời:
a. Theo 2 cơ chế:
- Chủ động: Ngược chiều gradient nồng độ (từ nơi nồng độ thấp đến nơi nồng độ cao), cần năng lượng và chất mang.
- Thụ động: Cùng chiều gradient nồng độ, không cần năng lượng, có thể cần chất mang.
b. Thành phần: Nước, các ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
c. Động lực: Lực đẩy (áp suất rễ), lực hút do thoát hơi nước ở lá
và lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
Câu 2:
a. Tại sao thoát hơi nước làm mất đi 98% lượng nước của rễ cây hấp thụ nhưng cây vẫn phải thực hiện quá trình thoát hơi nước?
b. Qua thí nghiệm “So sánh tốc độ thoát hơi nước ở 2 mặt lá”, hãy cho biết: vì sao khi đặt giấy tẩm côban clorua đã sấy khô vào 2 mặt của lá, ta phải dùng kẹp gỗ hoặc kẹp nhựa ép 2 bản kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt lá để tạo thành hệ thống kín?
Trả lời:
a. Vì thoát hơi nước có vai trò quan trọng đối với thực vật:
- Động lực trên của dòng mạch gỗ.
- Giúp mở khí khổng để lấy CO¬2 vào làm nguyên liệu cho quang hợp.
- Hạ nhiệt độ cho lá trong những ngày nắng nóng.
b. Để hơi nước từ môi trường không thể làm giấy tẩm côban clorua chuyển từ xanh sang hồng mà hơi nước làm giấy tẩm côban clorua chuyển từ xanh sang hồng là do thoát ra từ cây qua lá → kết quả thí nghiệm chính xác.
Câu 3:
a. Viết sơ đồ của quá trình chuyển hóa nitơ hữu cơ (trong xác sinh vật) thành dạng nitơ khoáng.
b. Tại sao không nên bón phân quá liều lượng cho phép?
c. Cần phải có biện pháp gì để ngăn chặn quá trình phản nitrat hóa làm mất đạm trong đất?
Trả lời:
a. Nitơ hữu cơ chuyển hóa thành NH4+ , có sự tham gia của Vi khuẩn amôn hóa
NH4+ chuyển hóa thành NO3-, có sự tham gia của Vi khuẩn nitrat hóa
b. - cây bị ngộ độc, năng suất thấp.
- tăng chi phí đầu vào, hiệu quả kinh tế giảm.
- gây ô nhiễm nông phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
- gây ô nhiễm môi trường.
c. cần tạo môi trường thoáng khí bằng biện pháp: cày bừa, xới đất, lật đất, sục bùn, …c. Làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng, cày ải phơi đất, cày lật úp rạ xuống, bón vôi cho đất chua, ...