BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỐ : 10227/THPT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
V/v đánh giá giờ dạy ----------------- o0o ------------
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI
GIỜ DẠY Ở BẬC TRUNG HỌC
Thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 3668/VP về kế hoạch triển khai nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội về đổi mới giáo dục phổ thông.
Để đảm bảo sự đồng bộ và thống nhất tương đối giữa các địa phương trong việc đánh giá giờ dạy của tổ chuyên môn, của các cấp Quản lý Giáo dục đối với giáo viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo hươngs dẫn một số vấn đề như sau :
I. YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ GIỜ DẠY.
Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp, hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh đều thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học, đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.
1. Đánh giá một giờ dạy, phải xem xét, phân tích giờ dạy đó đã giải quyết được mức độ nào theo mục đích đặt ra trên cơ sở sử dụng phương pháp, phương tiện và cách tổ chức phù hợp với nội dung của giờ dạy đó. Nghĩa là phải đánh giá giờ dạy của giáo viên một cách toàn diện theo các yếu tố của quá trình dạy học.
2. Xem xét, phân tích giờ dạy có phù hợp với đặc điểm của bộ môn, của kiểu bài lên lớp thuộc môn học đó.
3. Đánh giá giờ dạy phải căn cứ vào điều kiện cụ thể về đối tượng học sinh, về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của giờ lên lớp mà người giáo viên đã thực hiện.
4. Phân tích, xem xét kết quả của giờ dạy thể hiện ở mức độ nhận thức của học sinh qua giờ đó thông qua vấn đáp trao đổi với học sinh hoặc kiểm tra trắc nghiệm từ 3 đến 5 phút.
II. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI GIỜ DẠY
Ở BẬC TRUNG HỌC
1. Tiêu chuẩn :
|
|
Điểm |
Các mặt |
Các yêu cầu |
0 |
1 |
2 |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
|
1 |
Chính xác khoa học, (khoa học bộ môn và quan điểm tư tưởng; lập trường chính trị ) |
|
|
|
Nội dung |
2 |
Bảo đảm tính hệ thống, đủ nội dung, làm rõ trọng tâm |
|
|
|
|
3 |
Liên hệ với thực tế ( nếu có ); có tính giáo dục
|
|
|
|
Phương pháp |
4 |
Sử dụng phương pháp phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp |
|
|
|
|
5 |
Kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học |
|
|
|
Phương tiện |
6 |
Sử dụng và kết hợp tốt các phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp |
|
|
|
|
7 |
Trình bày bảng hợp lý, chữ viết, hình vẽ, lời nói rõ ràng, chuẩn mực; giáo án hợp lý |
|
|
|
Tổ chức |
8 |
Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý các phần, các khâu |
|
|
|
|
9 |
Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài, với các đối tượng; học sinh hứng thú học |
|
|
|
Kết quả |
10 |
Đa số học sinh hiểu bài; nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức |
|
|
|
Điểm tổng cộng : /20
2. Cách xếp loại :
2.1/ Loại Giỏi : a). Điểm tổng cộng đạt từ 17 - 20
b). Các yêu cầu 1,4,6,9 phải đạt 2 điểm
2.2/ Loại Khá : a). Điểm tổng cộng đạt từ 13 - 16,5
b). Các yêu cầu 1,4,9 phải đạt 2 điểm
2.3/ Loại Trung bình : a). Điểm tổng cộng đạt từ 10 - 12,5
b). Các yêu cầu 1,4 phải đạt 2 điểm
2.4/ Loại Yếu kém : Điểm tổng cộng đạt từ 9 trở xuống
III. NHỮNG ĐIỂM CẦN CHÚ Ý TRONG ĐÁNH GIÁ
VÀ XẾP LOẠI GIỜ DẠY
1. Tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại có tính tổng quát
Các yêu cầu được trình bày một cách tổng quatngăns gọn, các địa phương tùy theo tình hình cụ thể và yêu cầu chỉ đạo của mình trong từng giai đoạn mà cụ thể hóa cho từng kiểu bài lên lớp hoặc nhấn mạnh những vấn đề nhất định trong từng yêu cầu của các mặt đánh giá.
2. Đánh giá, xếp loại giờ dạy đúng các yêu cầu trong tiêu chuẩn
Việc đánh giá, xếp loại giờ dạy dựa trên các yếu tố của quá trình dạy học; do đó phải đánh giá cả 5 mặt : nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức và kết quả của giờ dạy. Trong số 10 yêu cầu, các yêu cầu 1,4,6,9 được coi là trọng tâm. Các yêu cầu này phải được cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng hơn trong khi đánh giá, đồng thời được sử dụng để đảm bảo chất lượng khi xếp loại giờ dạy đối với 2 loại Giỏi và Khá.
3. Kết hợp sự đánh giá định tính với định lượng
Sau khi dự giờ hoặc kiểm tra giờ dạy, người đánh giá trước hết phải dựa vào sự quan sát trên lớp và kết hợp với những biện pháp khác như : phỏng vấn thầy giáo và học sinh, xem xét giáo án, các tư liệu dạy học và kiểm tra trắc nghiệm ngắn đối với học sinh để đánh giá từng yêu cầu theo 3 mức ( tốt khá, trung bình hoặc yếu kém ) và ứng với mỗi mức cho 1 mã số điểm (2-1-0) có thể cho điểm lẻ đến 0,5. Khi xem xét toàn bài và xếp loại giờ dạy, người đánh giá phải kết hợp giữa những nhận định định tính của mình với điểm số của các yêu cầu và điểm số tổng cộng để xếp loại chính xác đối với giờ dạy.
4. Đánh giá từng yêu cầu theo 3 mức độ
a) Tốt, Khá ( điểm 2; 1,5 ) : Các yêu cầu được thực hiện đầy đủ, linh hoạt thành thạo; có thể có một vài sơ suất hay thiếu sót nhỏ nhưng không nghiêm trọng.
b) Trung bình ( điểm 1 ) : Thực hiện yêu cầu còn sai sót trong các bước lên lớp của bài dạy, đặc biệt ở các yêu cầu 4,6,9.
c) Yếu kém ( điểm 0; 0,5 ) : Thực hiện yêu cầu ở các mặt, các bước lên lớp của bài dạy còn nhiều thiếu sót hoặc có thiếu sót trầm trọng. Trong một yêu cầu nếu giáo viên bỏ qua các cơ hội có điều kiện cho phép thực hiện mà không làm thì cũng được đánh giá là yếu.
Đề nghị các Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai việc đánh giá giờ dạy đến các trường để thực hiện. Trong quá trình thực hiện.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG
Đã ký