MỘT SỐ CÂU HỎI SINH HỌC LỚP 10 ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2012 – 2013
BÀI 11:
1/ Thế nào là vận chuyển thụ động ?
Vận chuyển thụ động là kiểu vận chuyển các chất tan đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không cần tiêu tốn năng lượng và chất mang.
2/ Phân biệt vận chuyển thụ động với vận chuyển chủ động ?
Gợi ý một số điểm khác nhau : - chiều vận chuyển (theo chiều nồng độ hay ngược chiều)
- nhu cầu sử dụng năng lượng và chất mang ( có hay không)
3/ Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào những yếu tố nào ?
Tốc độ khuếch tán của các chất ra hoặc vào tế bào phụ thuộc vào sự chênh lệch về nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào cũng như các đặc tính lí hóa của chúng.
4/ Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau ?
Muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị héo.
5/ Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được các chất cần thiết trong số hàng loạt các chất có ở xung quanh để đưa vào tế bào ?
Trên màng tế bào có các thụ thể có thể liên kết đặc hiệu với một số chất nhất định. Vì vậy tế bào có thể chọn được các chất nhất định để vận chuyển vào trong tế bào bằng con đường thực bào.
6/ Nếu ta cho tế bào thực vật và tế bào hồng cầu của người vào trong giọt nước cất trên phiến kính, một lúc sau quan sát các tế bào này trên kính hiển vi thì sẽ thấy các tế bào có những thay đổi gì ? Giải thích ?
Tế bào hồng cầu không có thành tế bào nên khi cho vào nước cất sẽ bị nước thấm vào làm trương tế bào và đến một lúc nào đó tế bào sẽ bị vỡ. Tế bào thực vật có thành tế bào nên nước chỉ thẩm thấu vào có mức độ làm trương tế bào lên chứ không thể làm vỡ tế bào được.
******************************************************************************
BÀI 14 :
1/ Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulozo ?
Ở người không có enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo mà chỉ có enzim phân giải tinh bột (amilaza).
2/ Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn ?
Vì enzim có bản chất là protein nên khi tăng nhiệt độ quá nhiệt độ tối ưu của enzim thì enzim sẽ bị biến tính và mất chức năng xúc tác.
3/ Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzim ? Giải thích ?
Mỗi loại enzim có thể cần các điều kiện khác nhau. Vì vậy mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại enzim nhất định.
4/ Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào ?
Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim thông qua sử dụng các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim.