ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP PHẦN CÂU HỎI 2 ĐIỂM
( THEO TỪNG BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH KỲ 1 )
------------------
- Bài 1: Khái quát văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX:
*Câu 1: Những đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam giai đọan từ 1945 đến 1975?
Những đặc điểm cơ bản của văn học Vịêt Nam từ 1945-1975 là :
- Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- Nền văn học hướng về đại chúng.
- Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn .
*Câu 2 : Tại sao nói : Văn học 1945-1975 chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạng?
Nói văn học giai đọan 1945-1975 chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn vì :
- Về khuynh hướng sử thi, văn học giai đọan này đã thể hiện :
+ Đề tài: những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân tộc.
+ Nhân vật chính: những con người đại diện cho tinh hoa, khí phách, phẩm chất, ý chí toàn dân tộc, tiêu biểu cho lí tưởng dân tộc hơn là khát vọng cá nhân. Văn học khám phá con người ở khía cạnh trách nhiệm, bổn phận, lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
+ Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca , trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
- Về cảm hứng lãng mạn :
+ Là cảm hứng khẳng định cái tôi dạt dào tình cảm hướng tới cách mạng.
+ Cảm hứng lãng mạn chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lý tưởng của cuộc sống mới, ca ngợi vẻ đẹp của con người mới,ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.Cảm hứng lãng mạn có tác dụng nâng đỡ con người vượt lên những chặng đường chiến tranh gian khổ, máu lửa, hi sinh.
=> Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn kết hợp tạo tinh thần lạc quan thấm nhuần cả nền văn học 1945 – 1975 và tạo nên đặc điểm cơ bản của văn học 1945- 1975.
*Câu 3: Nêu quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học giai đọan 1945-1975:
a. Chặng đường văn học từ năm 1945-1954:
- Văn học phát triển trong hoàn cảnh 9 năm kháng chiến chống Pháp vô cùng gian khổ nhưng thắng lơị vẻ vang.
- VH tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
- Thành tựu tiêu biểu: Truyện ngắn và kí. Từ 1950 trở đi xuất hiện một số truyện, kí khá dày dặn.( D/C SGK).
b. Chặng đường từ 1955-1964:
- Văn học phát triển trong hoàn cảnh Miền Bắc được hoà bình, miền Nam bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ.
- Văn xuôi mở rộng đề tài. Thơ ca phát triển mạnh mẽ. Kịch nói cũng có một số thành tựu đáng kể.
c. Chặng đường từ 1965-1975:
- Kháng chiến chống Mỹ ở vaò thơì điểm quyết liệt ở cả hai miền Nam Bắc.
- Chủ đề bao trùm là đề cao tinh thần yêu nước, ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
+ Văn xuôi tập trung phản ánh cuộc sống chiến đấu và lao động, khắc hoạ thành công hình ảnh con người Việt Nam anh dũng, kiên cường, bất khuất.( Tiêu biểu là thể loại Truyện-kí cả ở miền Bắc và miền Nam).
+ Thơ đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, thực sự là một bước tiến mới của thơ ca VN hiện đại.
+ Kịch cũng có những thành tựu đáng ghi nhận.
* Câu 4: Nêu những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu của văn học sau 1975?
- Về thơ: Không tạo được sự lôi cuốn và hấp dẫn như ở giai đoạn trước.
+ Hiện tượng nở rộ trường ca sau 1975 là một trong những thành tựu nổi bật của thơ ca giai đoạn này.
+ Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau 1975 xuất hiện nhiều và đang từng bước tự khẳng định
- Văn xuôi :Có nhiều khởi sắc hơn thơ ca.
+ Nhiều cây bút đã bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh và cách tiếp cận hiện thực đời sống.
+ Từ 1986, văn xuôi thực sự khởi sắc với nhiều tập truyện ngắn có giá trị ra đời ( gắn bó, cập nhật và đề cập- phản ánh tới nhiều vấn đề bức xúc của đời sống )
- Kịch: phát triển mạnh mẽ và khẳng định được chỗ đứng trong văn học .
.*Câu 5: Đặc điểm của văn học sau 1975?
- Từ sau 1975, văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, mang tính nhân bản và nhân văn sâu sắc
- Văn học phát triển đa dạng hơn về đề tài, chủ đề; phong phú , mới mẻ hơn về thủ pháp nghệ thuật; cá tính sáng tạo của nhà văn được phát huy.
- Cái mới của văn học ở giai đoạn này là tính chất hướng nội (đi vào hành trình tìm kiếm bên trong, quan tâm nhiều hơn tới số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp
-Bài 2: TÁC GIA NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH
*Câu 1. Nêu quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh?
- Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí phục vụ đắc lực cho sự nghiệp Cách mạng, nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá.
- Trong sáng Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
- Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích( viết để làm gì?) và đối tượng tiếp nhận ( Viết cho ai?) để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Do vậy, tác phẩm của Người thường rất sâu sắc về tư tưởng , thiết thực về nội dung và rất phong phú, sinh động, đa dạng về hình thức nghệ thuật.
*Câu 2: Di sản văn học của Hồ Chí Minh ?
1.Văn chính luận:
- Mục đích sáng tác: Đấu tranh chính trị nhằm tiến công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ Cách mạng của Dân tộc qua những chặng đường lịch sử: Tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, đem lại nhiều hiểu biết và gây xúc động cho người đọc; phản ánh khát vọng độc lập tự do và cuộc đấu tranh liên cường bền bỉ của Dân tộc; thể hiện sâu sắc tiếng gọi của non sông, đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt; lời căn dặn thiết tha, chân tình với đòng bào, đồng chí mang tính chiến lược trong hướng phát triển của đất nước, thấm đượm tình yêu thương con người….
- Tác phẩm chính: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Tuyên ngôn Độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966), Di chúc (1969)…
2.Truyện và ký:
- Mục đích sáng tác: Một phương thức khác để tấn công kẻ thù, tiếng nói hỗ trợ có hiệu quả của những hình thức tưởng tượng, hư cấu, tạo những tình huống không xác thực nhưng chân thực để nói lên bản chất của đối tượng, chỉ ra sự thật còn bị che giấu và dự báo cho khả năng phát triển của hiện tượng, thể hiện tinh thần lạc quan Cách mạng.
- Tác phẩm chính: Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu (1925), Giấc ngủ mười năm (1949), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963)…
3.Thơ ca:
- Mục đích sáng tác: Là tiếng nói thể hiện tâm hồn, tình cảm, ý chí và nhu cầu tự thân giãi bày của Người.
- Tác phẩm chính: Nhật ký trong tù (1943 - 133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (1967 - 86 bài), Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (1990 - 36 bài)
* Câu 3: Nêu những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh?
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh phong phú đa dạng, luôn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại.Ở mỗi thể loại văn học , Hồ Chí Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo và hấp dẫn:
- Văn chính luận của Người thường ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; lý lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp;thuyết phục cả lí trí và tình cảm ( Ngắn gọn, súc tích, chặt chẽ..., giàu hình ảnh, thấu tình đạt lí)
- Truyện và kí: Bút pháp hiện đại, tính chiến đấu mạnh mẽ, nghệ thuật trào phúng sắc bén; văn phong đa dạng, dí dỏm, hài hước nhưng thâm thúy, sâu cay...
- Thơ ca: thể hiện sâu sắc và tinh tế tâm hồn của Bác. Thơ của Người được chia làm hai loại :
+ Thơ tuyên truyền cách mạng thường viết bằng hình thức lời ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại.
+ Những bài thơ nghệ thuật viết theo cảm hứng thẩm mỹ hầu hết là những bài thơ cổ điển, bằng chữ Hán, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển với bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất thép; giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc sâu sắc
----------------------------------------------------------------------
- Bài 3 : Tác gia Tố Hữu
* Câu 1.Những chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường CM của bản thân và với những giai đoạn phát triển của CM Việt Nam?
Đường cách mạng, đường thơ của Tố Hữu luôn song hành và gắn bó với nhau làm một: Qúa trình sáng tác thơ của Tố Hữu luôn phục vụ kịp thời nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam qua từng giai đọan ( với 7 tập thơ, mỗi tập là một chặng đường thơ, gắn bó và phản ảnh chân thật những chặng đường CM.)
- Từ ấy (1937-1946): Là chặng sáng tác đầu tiên, gồm 3 phần:
+ Máu lửa: Cảm thông với những số phận bị áp bức, khơi dậy ý chí đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
+ Xiềng xích: Yêu đời, khao khát tự do, ý chí kiên cường của người chiến sĩ trong lao tù.
+ Giải phóng: Niềm vui được tự do, ngợi ca CM/ 8, tin tưởng vào chế độ mới.
- Việt Bắc (1946-1954): Bản hùng ca ngợi ca Đảng, Bác Hồ và nhân dân trong kháng chiến bình dị mà anh hùng.
- Gió lộng:(1955-1961): Ghi sâu ân tình của CM, ca ngợi sự hồi sinh ở MB; ca ngợi tình Bắc Nam và ý chí đấu tranh thống nhất đất nước.
- “Ra trận”(1962-1971) và “ Máu và hoa” (1972-1977): Tự hào, ngợi ca dân tộc, nhân dân anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ; tin tưởng vào sức mạnh dân tộc
- “ Một tiếng đờn” (1992) và “ Ta với ta” (1999): Chiêm nghiệm về cuộc đời và con người; tin vào lí tưởng, con đường CM và lòng nhân ái.
*Câu 2 : Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về phong cách thơ Tố Hữu?
a. VÒ néi dung th¬ Tè H÷u mang phong c¸ch tr÷ t×nh chÝnh trÞ s©u s¾c.
- T©m hån nhµ th¬ lu«n híng tíi c¸i chung víi lÏ sèng lín, t×nh c¶m lín, niÒm vui lín cña con ngêi CM, cña c¶ d©n téc.. Th¬ TH lµ th¬ tr÷ t×nh- chÝnh trÞ v×:
+ Tè H÷u lµ mét thi sÜ- chiÕn sÜ.
+ Th¬ TH nh»m môc ®Ých phôc vô cho nhiÖm vô chÝnh trÞ cña mçi giai ®o¹n c¸ch m¹ng.
+ Néi dung chÝnh trÞ trong th¬ TH l¹i ®îc chuyÓn t¶I qua c¶m høng tr÷ t×nh.
+ §Ò tµi chñ yÕu khai th¸c tõ ®êi sèng chÝnh trÞ cña ®Êt níc vµ t×nh c¶m chÝnh trÞ cña nhµ th¬.
- Miªu t¶ ®êi sèng mang ®Ëm tÝnh sö thi ( ®Ò cËp ®Õn nh÷ng vÊn ®Ò cã ý nghÜa lÞch sö vµ cã tÝnh chÊt toµn d©n),cô thÓ:
+ C¸i t«i tr÷ t×nh trong th¬ TH lµ c¸i t«i- chiÕn sÜ à c¸I t«i- c«ng d©n , c¸i t«i nh©n danh d©n téc, c¸ch m¹ng.
+ Nh©n vËt tr÷ t×nh trong th¬ TH lµ nh÷ng con ngêi ®¹i diÖn cho phÈm chÊt cña giai cÊp, d©n téc, mang tÇm vãc lÞch sö vµ thêi ®¹i.+ §Ò tµi trong th¬ tËp trung thÓ hiÖn nh÷ng vÊn ®Ò cèt yÕu cña ®êi sèng c¸ch m¹ng.
- Giäng th¬ t©m t×nh tù nhiªn, ®»m th¾m, ch©n thµnh.
+ C¸ch xng h« : víi ®èi tîng ®îc trß chuyÖn (bÇm ¬i, Anh vÖ quèc qu©n ¬i…)
+ Sù hoµ c¶m t©m t×nh, c¶m xóc nhµ th¬ víi c¶nh, ngêi.. ®Ó t¹o ra mét thø nh¹c t©m t×nh riªng ngät ngµo ,th¬ng mÕn.
b. VÒ nghÖ thuËt th¬ Tè H÷u mang phong c¸ch d©n téc rÊt ®Ëm ®µ
- ThÓ th¬ truyÒn thèng: lôc b¸t, thÊt ng«n…
- Ng«n ng÷ th¬: sö dông tõ ng÷ vµ c¸ch nãi quen thuéc, d©n gian; ph¸t huy cao ®é tÝnh nh¹c cña TiÕng ViÖt nh tõ l¸y, phèi thanh, gieo vÇn…
Câu 3 : Tại sao nói thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc?
- Về nội dung:
+ Thể hiện những nét đặc sắc của đất nước, con người Việt Nam.
+ Những tình cảm chính trị, đạo lí cách mạng được tiếp nối và hoà nhập v ới truyền th ống tình c ảm và đạo lí dân tộc.
- Về nghệ thuật:
+ Thơ Tố Hữu đặc biệt thành công với các thể thơ dân tộc (Thơ bảy chữ, thơ lục bát)
+ Thơ Tố Hữu sử dụng lối ví von, so sánh gần gũi với ca dao, dân ca.
+ Thơ Tố Hữu thể hiện thành công vẻ đẹp của âm thanh ngôn ngữ tiếng Việt.
@/ CỤM TÁC PHẨM VĂN CHÍNH LUẬN
I/Tuyên ngôn độc lập ( Hồ Chí Minh)
1/ Nêu hòan cảnh , đối tượng và mục đích sáng tác bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh?
a/Hoàn cảnh sáng tác:
- Ngày 19/8 /1945, Cách mạng tháng Tám thành công.Ngày 28/8/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng ngang , Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc Lập”.Ngày 2/9/1945, trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Tuyên Ngôn Độc Lập trước hành chục vạn đồng bào.
- Tuyên Ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh bọn đế quốc, thực dân đang chuẩn bị chiếm lại nước ta.Dưới danh nghĩa quân đồng minh vào gải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc tiến vào từ phía Bắc; quân đội Anh tiến vào từ phía Nam; thực dân Pháp theo chân Đồng minh, tuyên bố : Đông Dương là đất “bảo hộ” của người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng , vậy đông Dương phải thuộc quyền của Pháp.
b/- Mục đích và đối tượng sáng tác của “Tuyên ngôn Độc lập”:
- “Tuyên ngôn Độc lập” không chỉ đọc trước đồng bào cả nước mà còn hướng tới nhân dân tiến bộ trên thế giới và các thế lực ngoại xâm đang âm mưu xâm lược nước ta.
- Từ đó, mục đích của “Tuyên ngôn Độc lập” hướng tới :
+ Tuyên bố hoà bình độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà..
+ Ngăn chặn và đập tan âm mưu xâm lược nước ta của các thế lực ngoại xâm , đặc biệt là thực dân Pháp.
+ Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.
2/ Bố cục và chủ đề của “Tuyên ngôn độc lập”:
- Bố cục ba phần, chặt chẽ- lôgic:
+ Phần mở : Nêu cơ sở pháp lý bằng trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu nói về quyền con người trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp ở thế kỷ XVIII.
+ Phần thân bài : Hồ Chí Minh nêu cơ sở thực tế bằng việc tố cáo tội ác của thục dân Pháp ( tội cướp nước và tội bán nước ta hai lần cho Nhật; trước hiện thực đó, nhân dân Vịêt Nam đã gan góc đấu tranh giành được chính quyền .
+ Phần kết : Tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, đồng thời nêu cao tinh thần quyết tâm giữ vững nền tự do độc lập vừa giành được.
- Ý nghĩa : Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn, một áng văn nghị luận bất hủ : Tuyên bố xoá bỏ chế độ phong kiến tồn tại hàng nghìn , chấm dứt hơn 80 năm thực dân Pháp cai trị và áp bức nhân dân ta và mở ra một kỷ nguyên mới : kỷ nguyên tụ dom độc lập của dân tộc..
3/ Nêu giá trị bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh?
a. Giá trị lịch sử: Tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc.
b. Giá trị tư tưởng: tác phẩm là kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
c. Giá trị nghệ thuật: là một áng văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.
4/ Anh/chị hãy nhận xét về cách nêu vấn đề trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh” Cho biết tác dụng của cách nêu vấn đề ấy?
- Cách nêu vấn đề bằng cách gián tiếp bằng cách :
+ Trích nêu những đoạn văn tiêu biểu trong 2 bản tuyên ngôn nổi tiếng của thế giới : “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của nước Pháp.
+ Từ nội dung của 2 bản tuyên ngôn trên, Bác khái quát và khẳng định quyền tự do và quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới – trong đó có dân tộc Việt Nam.
-Tác dụng của cách nêu vấn đề :
+ Tạo được sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn vì : hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ đã từng được xem là chân lý của loài người, được thế giới thừa nhậnà “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam có căn cứ sâu xa, có sự hậu thuẫn bởi lý lẽ của loài người - được loài người công nhận và bảo vệ.
+ Tăng sức chiến đấu cho bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông” ( dùng lời của tổ tiên người Pháp để nói tới âm mưu đi ngược nhân quyền của thực dân Pháp trong hiện tại).
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách nêu vấn đề ( so với 2 bản tuyên ngôn của Pháp Và Mỹ) : Từ quyền con người mở rộng ra nói về quyền dân tộc.
+Thể hiện niềm tự hào và niềm kiêu hãnh khi Bác đặt bản Tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ ( là hai cường quốc lớn mạnh nhất của thế giới lúc bấy giờ)
* Tóm lại, với cách cách đặt vấn đề khéo léo , lập luận chặt chẽ, giàu tính chiến đấu, Bác buộc thế giới phải công nhận độc lập tự do của dân tộc Việt Nam.
5/Nhận xét những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đọan văn cuối của bản ‘Tuyên ngôn độc lập”
- Về nội dung :
+ Tuyên bố độc lập trên hai mặt pháp lý và thực tế.
+ Tuyên bố ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc vừa giành được.
- Về nghệ thuật: Gịong văn trịnh trọng , trang nghiêm – thiêng liêng và hàm súc, nhằm động viên tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của nhân dân và cảnh cáo âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù.
6/Anh/chị hãy chỉ ra điểm mới mẻ và tiến bộ của Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh với tác phẩm văn học được xem là hai bản tuyên ngôn thời phong kiến( Nam quốc sơn hà; Bình Ngô đại cáo)? :
- Hai bản tác phẩm văn học “Nam quốc sơn hà” ( Lý Thường kiệt) và “Bình Ngô đại cáo” ( Nguyễn Trãi) được xem là “Tuyên ngôn Độc lập” thời phong kiến mới chỉ giải quyết được nhiệm vụ Độc lập cho dân tộc mà chưa giải quyết được nhiệm vụ Dân chủ cho nhân dân.--> do hạn chế của lịch sử.
- “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã giải quyết cùng một lúc cả hai nhiệm vụ : Độc lập dân tộc và Dân chủ nhân dân à điểm tiến bộ, trên cơ sở và phát huy truyền thống yêu nước . độc lập tự do của dân tộc.
-------------------------------------
II/ Nguyễn Đình Chiểu , ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc
( Phạm Văn Đồng)
1/Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác, thể loại văn bản “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng của văn nghệ dân tộc”?
- Baì viết được viết cho Tạp chí Văn học tháng 7-1963, nhân kỷ niệm 75 năm ngaỳ mất cuả Nguyễn Đình Chiểu ; sau được đưa vào tập tiểu luận “Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ”.
- Tác phẩm được ra đời trong một thời điểm có nhiều sự kiện quan trọng: từ năm 1954 đến năm 1959, Ngô Đình Diệm và chính quyền Sài Gòn lê máy chém khắp miền Nam và thức hiện luật 10/59. Từ năm 1960, Mĩ can thiệp sâu vào chiến tarnh Việt Nam và khắp nơi miền Nam nổi lên phong trào đấu tranh quyết liệt. Viết bài nghị luận ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu ở thời điểm này là có ý nghĩa rất lớn .
- Bài viết thuộc thể loại nghị luận văn học, được viết theo phong cách văn chính luận. Bố cục chặt chẽ, 0linh hoạt và sáng tạo.
2/ Theo anh/chị , cảm hứng chung của bài viết và trình tự lập luận của Phạm Văn Đồng trong tác phẩm:
- Cảm hứng chung : Ngợi ca cuộc đời và khẳng định giá trị văn chương Nguyễn Đình Chiểu.Trình tự lập luận:
+ Khẳng định vị trí , ý nghĩa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đặt trong hoàn cảnh đất nước đang ở vào giai đoạn cao trào của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
+ Chứng minh bằng cuộc đời và sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu qua việc tái hiện cuộc kháng chiến chống Pháp hào hùng của dân tộc và phân tích sự phản ánh hiện thực đó trong thơ văn của ông…
+ Khẳng định giá trị nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu : lối viết giản dị, mộc mạc, gần gũi với quần chúng nêncó sức “ truyền bá lớn”.à lập luận chặt chẽ, linh hoạt và sáng tạo.
3/. Cách nhìn mới mẻ và sâu sắc của Phạm Văn Đồng về Nguyễn Đình Chiểu thể hiện như thế nào trong bài viết “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc” ?
- Phạm Văn Đồng là một nhà chính trị nhưng đồng thời cũng là một nhà văn hoá lớn nên ông đã có những cái nhìn sắc sảo của một nhà phê bình văn học nhất là đối với sự nghiệp văn chương của Nguyễn Đình Chiểu.
+ Theo Phạm Văn Đồng, Nguyễn Đình Chiểu là ngôi sao sáng có ánh sáng khác thường , vì vậy phải chăm chú nhìn mới thấy và càng nhìn càng thấy sáng .
+ Lâu nay, ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu trau chuốt, gọt giũa, lời lẽ hoa mĩ…, điều đó là không thoả đáng và không đúng với hoàn cảnh sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (mù loà), nên đã không thấy hết được những vẻ đẹp và đánh giá đúng về ông.
=> Cách nhìn của tác giả ở đây không chỉ mới mẻ, khoa học mà còn có ý nghĩa phương pháp luận trong sự điều chỉnh và định hướng cho việc tiếp cận nghiên cứu, nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu. Cách nhìn ấy đã định hướng cho bài viết có cái nhìn sâu sắc và thấy những giá trị bền vững về con người, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu.
4/. Cách phân tích, đánh giá của tác giả về thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu?
- Phương pháp phân tích khoa học: Tác giả đặt thơ văn yêu nước chống pháp của Nguyễn Đình Chiểu vào bối cảnh của phong trào chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam và trong dòng chảy của văn thơ yêu nước chống Pháp giai đoạn này, để thấy rõ mạch nguồn phát sinh là đúng đắn và tất yếu, đồng thời chỉ ra vị trí lá cờ đầu của Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu nước thời kỳ cận đại cuối thế kỷ XX.
- Cách viết có nghệ thuật:
+ Thể hiện lối viết nghị luận văn học rõ ràng, trong sáng, mạch lạc, dễ tiếp cận.
+ Có những khám phá mới mẻ, với những lời bình súc tích sắc sảo về thơ văn yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
+ Bài viết có bố cục chặt chẽ, các luận điểm rõ ràng.+ Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ, vừa xúc động tha thiết, với nhiều ngôn từ đặc sắc.
5/ Sự đánh giá của Phạm Văn Đồng đối với tác phẩm “Lục Vân Tiên” như thế nào?
Tác giả đã có những kiến giải mới mẻ và sâu sắc.
- Về mặt nội dung:
+ Nhìn nhận đánh giá trong mối liên hệ biện chứng giữa cuộc đời nhà thơ với các nhân vật trong tác phẩm và trong cảm xúc của người đọc.
+ Từ chỗ Nguyễn Đình Chiểu suốt đời sống trong lòng quần chúng nhân dân, nên ông đã xây dựng thành công các nhân vật chính nghĩa trong tác phầm để tạo ra những cảm xúc thẩm mĩ trong người đọc.
+ Tác giả đi đến một kết luận hết sức lôgic về các nhân vật chính nghĩa đó: “Họ là những tấm gương dũng cảm. Vì những lẽ đó họ gần gũi chúng ta và câu chuyện của họ làm chúng ta cảm xúc và thích thú”.
=> Khẳng định những giá trị bền vững của tác phẩm: ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quí trọng ở đời, ca ngợi những con người trung nghĩa. Tinh thần đấu tranh không khoan nhựơng chống lại cái xấu, cái ác, cái giả dối bất công trong tác phẩm cũng chính là xuất phát từ quan niệm sống và nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu mà ra.
- Về nghê thuật: Tác giả nhấn mạnh đây là một truyện kể, truyện nói, thông cảm với điều kiện, hoàn cảnh sáng tác của nhà thơ (mù loà) để nhận ra những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
+ “ lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”;
+ “ Dẫu sao đôi chỗ sơ sót về văn chương không hề làm giảm giá trị văn nghệ của bản trường ca thật hấp dẫn từ đầu đến cuối”.
+ Từ đó mà khẳng định: “Trong dân gian miền Nam người ta thích Lục Vân Tiên, người ta say sưa nghe kể Lục Vân Tiên không chỉ về nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
@/ CỤM 5 TÁC PHẨM THƠ
1/Những hiểu biết của Anh( chị ) về nhà thơ Quang Dũng và xuất xứ - hoàn cảnh ra đời bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng?
- “ Tây Tiến ” trích từ tập thơ “Mây đầu ô”(1986) của nhà thơ QuangDũng. Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt- Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở Thượng Lào cũng như ở miền tây Bắc Bộ Việt Nam.
- Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây tiến khá rộng, bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa ( Lào).
- Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều người là học sinh, sinh viên, chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy, họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm.
- Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh ông viết bài “Nhớ TâyTiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”.
2. Ý nghĩa nhan đề bài thơ “ Tây Tiến”của Quang Dũng?.
- Đầu tiên bài thơ có nhan đề là Nhớ Tây Tiến, sau đó Quang Dũng bỏ chữ “nhớ” chỉ còn Tây Tiến. Vì theo ông, hai chữ Tây Tiến đã gợi nhớ rồi, tức là tạo được một nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu. Nó cũng tạo cho ta có cảm giác tác giả đang sống thực với đất và người Tây Tiến. Mặt khác, hai chữ Tây Tiến còn gợi lên một tư thế hiên ngang, chủ động.
- Nhan đề gợi về một thời chiến đấu gian khổ nhưng giàu chất thơ của đoàn quân Tây Tiến, một đơn vị bộ đội đã hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng thiêng liêng trong gần hai năm (đầu 1947 đến cuối 1948).
- Trong nỗi nhớ về một thời Tây Tiến có thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ thơ mộng, có đồng đội từng chung gian khổ vui buồn, những sinh hoạt thắm tình đồng đội, tình quân dân. Nhan đề còn gợi lên chân dung của người lính Tây Tiến, những người anh hùng với vẻ đẹp hào hùng và rất đỗi hào hoa.
3. Anh ( chị ) hãy trình bày hoàn cảnh ra đời và Ý nghĩa nhan đề bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?.
a.Hòan cảnh sáng tác bài thơ “Việt Bắc”
- Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7-1954, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của đất nước được mở ra.
- Tháng 10/1954 những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc.
b.Ý nghĩa nhan đề “Việt Bắc”:
4. Những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh - mục đích sáng tác bản trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm
a.Về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm;
b.Hòan cảnh và mục đích sáng tác
-Hoàn cảnh sáng tác : Trường ca “ Mặt đường khát vọng” viết năm 1971, tại chiến khu Bình Trị Thiên, giữa không khí sục sôi chống Mĩ của cả dân tộc.
- Mục đích: Thức tỉnh tuổi trẻ thành thị các vùng tạm chiếm ở miền Nam nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, đứng dậy xuống đường đấu tranh hoà nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
5. Anh(chị) hãy trình bày ngắn gọn vị trí và nội dung đoạn “Đất Nước” trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm?.
- Đoạn trích “Đất nước” được trích ở phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng” .
- Đoạn thơ là những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về đất nước trên nhiều bình diện ( chiều dài của lịch sử,chiều rộng của địa lý, bề dày của văn hoá, phong tục…).Qua đó, nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn : Đất nước là của Nhân dân, và Nhân dân chính là người đã làm ra Đất nước.
6. Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ “ Sóng” của Xuân Quỳnh?.
-“Sóng” là bài thơ được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).- Bài thơ được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình).
- Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ bộc lộ một khát vọng vừa hồn nhiên, chân thật vừa da diết, sôi nổi về tình yêu mãnh liệt rộng lớn và vĩnh hằng của trái tim người phụ nữ.
7. Cho biết ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo?
- Đàn ghi ta không chỉ là nhạc cụ truyền thống của đất nước Tây Ban Nha mà còn được coi là biểu tượng cho nền nghệ thuật của đất nước này (nên còn được gọi là Tây Ban cầm).
- Lor- ca là nghệ sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha, người đã khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân nghệ thuật. Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo. Chính vì vậy, đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường cách tân nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng đấu tranh với bọn độc tài thân phát xít mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời.
8. Anh (chị) cảm nhận như thế nào về lời đề từ bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của Thanh Thảo “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”?.
- Lời đề từ bài thơ là di chúc sớm của nhà thơ Lor-ca khi tiên cảm về cái chết của mình. Điều đó nói lên Lor-ca là một nghệ sĩ có tình ỵêu say đắm đối với nghệ thuật, là một công dân có tình yêu nồng nàn đối với Tổ quốc, là một nhà cách tân nghệ thuật vĩ đại. Lor-ca nghĩ rằng đến một ngày nào đó thơ ca của ông sẽ cản trở sự sáng tạo nghệ thuật của những người đến sau nên ông mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới.
@/ CỤM HAI TÁC PHẨM KÝ
1.Tùy but “Người đò sông Đà”
1. Trình bày hoàn cảnh sáng tác, ý nghĩa văn bản và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò Sông Đà?
- Hoàn cảnh sáng tác : Người lái đò sông Đà được in trong tập tùy bút “Sông Đà” (1960). Viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958 vừa để thỏa mãn thú phiêu lãng, vừa tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười “thứ vàng mười được thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động và chiến đấu vùng Tây Bắc trong thực tiễn cuộc sống mới. “Người lái đò Sông Đà” đã khẳng định: ông lái đò Lai Châu là hình tượng trung tâm của bài viết.
- Ý nghĩa văn bản: Tác giả đã giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc; thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của Nguyễn Tuân đối với đất nước và con người Việt Nam.
2. Nêu ngắn gọn hiểu biết về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò Sông Đà?
PCNT của Nguyễn Tuân qua tùy bút Người lái đò Sông Đà là rất độc đáo: tài hoa, uyên bác, khai thác được kho cảm giác và liên tưởng phong phú nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng lay động người đọc nhiều nhất. Người lái đò Sông Đà thể hiện rõ nét sở trường ở thể loại tùy bút của ngòi bút Nguyễn Tuân.
3. Anh /Chị hiểu nghĩa câu thơ của Nguyễn Quang Bích mà Nguyễn Tuân dẫn ra để làm đề từ cho bài kí "Người lái đò sông Đà”:
"Chúng thủy giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu”
- Câu thơ có nghĩa như sau: Mọi con sông đều chảy về hướng đông, riêng một mình sông Đà lại ngược lên phía bắc trước khi trở ra biển.
- Chính cái nghịch dòng đó đa tạo ra nét riêng của sông Đà: lắm thác, nhiều ghềnh, đá bày thạch trận, hang động kì thú ở thượng nguồn.
4. Phóng túng và bay bổng là một nét riêng trong cách viết của Nguyễn Tuân. Anh (chị) hãy trích dẫn một câu văn trong bài kí "Người lái đò sông Đà” nói lên nét đẹp trữ tình của con sông.
Phóng túng và bay bổng là một nét riêng trong cách viết của Nguyễn Tuân. Trong bài tùy bút "Người lái đò sông Đà”có rất nhiều câu rất phóng túng và bay bổng. Chẳng hạn, để miêu tả nét đẹp trữ tình của con sông Nguyễn Tuân viết:
"Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân”.
5.Nguyễn Tuân đã phát hiện ra nhưng đặc điểm nào của sông Đà? Nhưng thủ pháp nghệ thuật đặc sắc được Nguyễn Tuân vận dụng để làm nổi bật những phát hiện của mình.
- Viết về sông Đà, Nguyễn Tuân có nhiều phát hiện. Ông thấy mọi con sông đều chảy về phía đông, riêng một mình sông Đà lại ngược lên phía bắc trước khi trở ra biển và hai nét nổi bật nhất của sông Đà là hung bạo và trữ tình.
- Để làm nổi bật hai tính chất hung bạo và trữ tình của con sông, tác giả đã vận dụng kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật:
+ Đầu tiên, phải kể đến biện pháp nhân hóa. Đá và thác sông Đà mai phục, hung dữ bày thạch trận để tiêu diệt bất cứ con thuyền nào dám vượt thác. Nước cũng vậy, chúng thở, kêu rống lên. Nước cũng vào hùa với đá để đánh những miếng đòn "hiểm độc nhất”.
+ Tiếp theo, nghệ thuật trùng điệp và miêu tả đã giúp Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét trữ tình, thơ mộng của con sông "Con sông Đà tuôn dài tuôn dài …núi Mèo đốt nương xuân”. Con sông còn đẹp với mùa xuân nước xanh màu ngọc bích, mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ.
+ Nhà văn còn sử dụng nhiều cách so sánh, ngôn ngữ của các ngành quân sự, điện ảnh, thủy điện,.. để miêu tả những hình ảnh của đá, của nước, của thác với con thuyền, người lái đò, cuộc vượt thác như một trận thủy chiến,…
Tất cả làm cho bài tùy bút sống động và hấp dẫn.
2. Bút ký “AI đã đặt tên cho dòng sông”
1. Trình bày HCST, nội dung và nghệ thuật của bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”?
- Hoàn cảnh ra đời, vị trí đoạn trích: Bút kí “Ai đặt tên cho dòng sông?” là một trong những bài tùy bút đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường, được viết ở Huế vào dịp tiết Cốc Vũ ngày 4.1.1981. Sau được in trong tập bút kí cùng tên (1986). Đoạn trích này nằm ở phần một cộng với lời kết của toàn tác phẩm. Tuy nhiên đoạn trích không chỉ đề cập tới cảnh quan thiên nhiên sông Hương xứ Huế mà còn thấy được sự gắn bó với lịch sử và văn hóa của cố đô Huế. Tác phẩm tiêu biểu cho văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- Nội dung (Ý nghĩa văn bản): Thể hiện những phát hiện, khám phá sâu sắc và độc đáo về sông Hương; bộc lộ tình yêu tha thiết, sâu lắng và niềm tự hào lớn lao của nhà văn đối với dòng sông quê hương, với xứ Huế thân thương.
- Nghệ thuật: Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử, văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân. Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ,... Có sự kết hợp hài hoà cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan.
2. Ý nghĩa nhan đề bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của n/v Hoàng Phủ Ngọc Tường?
- Bài kí lí giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mĩ lệ: “Người làng Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Huyền thoại ấy đã trả lời câu hỏi: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Rất có thể tác giả muốn khẳng đinh: chính những người dân bình thường – những người sáng tạo ra văn hóa, văn học, lịch sử “đã đặt tên cho dòng sông”.
- Đặt tiêu đề và kết thúc bằng câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” để nhằm mục đích:
+ Lưu ý người đọc về cái tên đẹp của dòng sông: sông hương, sông thơm.
+ Nói lên khát vọng của con người muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp v/hóa và l/sử cho qhđn.
+ Gợi lên niềm biết ơn đối với những người đã khai phá miền đất này, niềm tự hào về qh. Mặt khác không thể trả lời vắn tắt trong một vài câu mà phải trả lời bằng cả bài kí dài ca ngợi vẻ đẹp, chất thơ của dòng sông.
3. Đa tình và mê đắm là một nét riêng trong cách viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Anh (chị) hãy dẫn ra hai chỗ tác giả ví von khi tả sông Hương ở thượng nguồn và sông Hương chảy qua thành phố Huế ở bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
Đa tình và mê đắm là một nét riêng trong cách viết kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.Ta thử lắng nghe tác giả ví von khi tả sông Hương ở thượng nguồn và sông Hương chảy qua thành phố Huế ở bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?”
- "Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.(Thượng nguồn).
- "Giáp mặt thành phố ….sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ …dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng "vâng” không nói ra của tình yêu” (khi vào thành phố).
4: Ở phần nói về thượng nguồn, Sông Hương được ví với hình ảnh hai người phụ nữ nào ? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy ?
* Gợi ý :
- Hình ảnh hai người phụ nữ:
+ Cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại
+ Người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở
- Ý nghĩa của những hình ảnh ấy:
* Về nội dung:
+ Hình ảnh cô gái DI- gan thể hiện vẻ đẹp vừa huyền bí, dữ dội , vừa tự do, trong sáng của sông Hương giữa lòng Trường Sơn- một vẻ đẹp còn đầy tính bản năng.
+ Hình ảnh người mẹ phù sa tô đậm vẻ đẹp dịu dàng và trí tuệ của sông Hương khi ra khỏi rừng – một vẻ đẹp của sự trưởng thành mang cốt cách văn hóa .
* Về nghệ thuật:
Hình ảnh ví von đặc sắc khiến sông Hương hiện ra như một sinh thể có hồn, có cốt cách và làm nổi bật những nét đối cực trong tính cách của sông Hương, gia tăng chất trữ tình, chất thơ cho lời văn tùy bút.
5. Bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?”của Hoàng Phủ Ngọc Tường thuộc giai đoạn văn học nào? Đóng góp rõ nét nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở tác phẩm này là gì?
- Bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?”của Hoàng Phủ Ngọc Tường được viết năm 1981,thuộc giai đoạn văn học từ sau 1975 đến hết thế kỉ XX.
- Đóng góp rõ nét nhất của Hoàng Phủ Ngọc Tường ở tác phẩm này là:
+ Tạo ra một lối hành văn hướng nội, tài hoa, súc tích, mê đắm trong cách nhìn, cách cảm nhận và cách tả sự vật hiện tượng.
+ Phát huy mạnh nẽ cá tính sáng tạo riêng của người cầm bút, đem đến cho người đọc cái nhìn mới lạ về một con sông dường như đã quá quen thuộc với nhiều người.
6. Anh (chị) hiểu như thế nào là "lối hành văn hướng nội”? Lối hành văn đó ra sao trong bài kí "Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
- "Nội” ở đây là "nội cảm” là cái cảm nhận riêng của người viết. "Lối hành văn hướng nội” là lối viết hướng vào cái cảm nhận riêng của từng tác giả. "Nội” còn được hiểu là cái bề sâu bên trong của sự việc, hiện tượng. Người viết cố gắng phát hiện cho ra cái bề sâu bên trong của sự việc, hiện tượng là "lối hành văn hướng nội”.
-Ở bài kí này, HPNT đã thể hiện mội lối hành văn hướng nội rất rõ:
+ Đó là sự đào sâu "cái tôi” của nhà văn. Một "cái tôi” vừa tài hoa vừa mê đắm cái đẹp.
+ Đó là sự tìm tòi, phát hiện riêng rất sâu về sông Hương từ nhiều góc nhìn khác nhau: địa lí, lịch sử, văn hóa, …
7. Thông qua bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn nhắn gửi đến bạn đọc điều gì?
- Khi đứng trước một dòng sông văn hoá rất cần đến một tư thế và tâm thế văn hoá của con người. Hãy biết đánh động tình yêu trong tâm hồn mình trước dòng sông quê hương đã nuôi lớn cuộc đời mình.
- Hãy luôn sống trong tâm thế có trách nhiệm với cuộc đời, luôn biết ngạc nhiên về cái bí ẩn, phong phú vô tận của tạo vật.
8. Cách tiếp cận sông Đà của Nguyễn Tuân và sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường có những điểm tương đồng và khác biệt gì? Hãy chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt đó.
Trả lời:
a.Giống nhau:
- Cùng viết tùy bút về một dòng sông.
- Huy động nhiều vốn kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa,..
- Thể hiện rõ rệt "cái tôi” tài hoa, độc đáo.
b. Khác nhau:
Nguyễn Tuân với sông Đà |
Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương |
- Khai thác hai mặt hung bạo và trữ tình của dòng sông.
- Qua dòng sông, ca ngợi con người lao động, chất vàng mười của vùng Tây Bắc.
- Sử dụng các kiến thức của điện ảnh, hội họa, quân sự, thủy điện, .. |
- Khai thác các vẻ đẹp khác nhau của dòng sông.
- Ca ngơi dòng sông, ca ngơi Huế, ca ngợi quê hương đất nước.
- Khai thác chiều sâu lịch sử và văn hóa. |