ĐỀ KIỂM TRA DI TRUYỀN ( 12 – 13 )
Họ và tên học sinh :……………………………………………… Lớp :…………
I. PHẦN CHUNG (32 câu, từ câu 1 đến câu 32)
Câu 1: Phát biểu nào về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
B. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
C. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp, dị hợp.
D. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.
Câu 2: Mục đích của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là:
A. tạo nguồn nguyên liệu cho chọn giống.
B. tạo các đột biến có lợi, loại các gen có hại.
C. tạo biến dị tổ hợp có khả năng thích ứng cao.
D. chuyển gen cho năng suất cao vào giống.
Câu 3: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể:
A. có cùng kiểu hình. B. có kiểu gen khác nhau.
C. có cùng kiểu gen. D. có kiểu hình khác nhau.
Câu 4: Trong lai giống thực vật, yêu cầu kỹ thuật khi khử nhị hoa cây mẹ là:
A. chọn các hoa có đầu nhụy khô, hoa bắt đầu héo.
B. chọn hoa chắc chắn chưa thụ phấn.
C. chọn các loài cây có hoa lưỡng tính.
D. chọn các loại cây có hoa đơn tính.
Câu 5: Theo định luật Hacdi-Vanbec, quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,25AA : 0,25Aa : 0,50 aa. B. 0,09AA : 0,42Aa : 0,49 aa.
C. 0,18AA : 0,42Aa : 0,40 aa. D. 0,64AA : 0,34Aa : 0,02 aa.
Câu 6: Ứng dụng kỹ thuật chuyển gen có thể tạo được chủng vi khuẩn E.coli để sản xuất loại hoocmôn điều trị tiểu đường, hoocmôn này có tên là:
A. glucagôn. B. insulin. C. adrênalin. D. norađrênalin.
Câu 7: Về mối quan hệ giữa năng suất - giống - kỹ thuật sản xuất, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Kỹ thuật sản xuất quyết định năng suất cụ thể trong giới hạn do kiểu gen quy định.
B. Muốn vượt giới hạn năng suất của một giống chỉ cần đầu tư cải tạo kỹ thuật sản xuất.
C. Kỹ thuật sản xuất quyết định một phần năng suất của giống cây trồng, vật nuôi.
D. Năng suất của cây trồng, vật nuôi là kết quả tương tác giữa giống và kỹ thuật sản xuất.
Câu 8: Ở một loài thực vật, khi có cả hai gen trội (A, B) trong cùng kiểu gen thì cho hoa màu đỏ, các kiểu gen khác đều cho hoa màu trắng. Với phép lai P: AaBb X aabb (Aa, Bb phân li độc lập) thì F1 có tỉ lệ kiểu hình:
A. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng. B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng.
C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng. D.1 hoa đỏ: 2 hoa trắng.
Câu 9: Gen đa hiệu là:
A. gen chịu sự điều khiển của nhiều gen khác.
B. gen điều khiển sự hoạt động của nhiều gen khác.
C. gen có sản phẩm chi phối nhiều tính trạng.
D. gen tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau.
Câu 10: Ứng dụng nào sau đây không phải của di truyền liên kết với giới tính:
A. điều khiển tỉ lệ đực cái phù hợp với mục đích chăn nuôi, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
B. phân biệt sớm giới tính dựa vào đặc điểm do gen trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
C. chẩn đoán bệnh lý liên quan đến sự rối loạn cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người.
D. xác định được vai trò của kiểu gen và môi trường trong sự hình thành tính trạng.
Câu 11: Sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai là phương pháp:
A. lai gần. B. lai phân tích.
C. phân tích cơ thể lai. D. lai thuận nghịch.
Câu 12: Tần số alen (của 1 gen) là:
A. tỉ lệ giữa số cá thể mang alen đó trên tổng số cá thể có trong quần thể.
B. cấu trúc di truyền hay thành phần kiểu gen của quần thể.
C. tỉ lệ số lượng của alen trên tổng số alen của gen đó trong quần thể.
D. tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
Câu 13: Sơ đồ sau minh họa cho dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
ABCD.EFGH ® ABE.DCFGH
A. Đảo đoạn chứa tâm động.
B. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. Chuyển đoạn chứa tâm động.
D. Chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 14: Đặc điểm di truyền của tính trạng được quy định bởi gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính Y, (không có alen tương ứng trên X) là:
A. chỉ biểu hiện ở cá thể đực.
B. “di truyền thẳng” từ mẹ cho con gái.
C. có hiện tượng “di truyền chéo”.
D. chỉ biểu hiện ở cá thể XY.
Câu 15: Không phải là nguyên liệu trực tiếp được sử dụng cho chọn giống:
A. đột biến. B. thường biến. C. ADN tái tổ hợp. D. biến dị tổ hợp.
Câu 16: Đặc điểm riêng cho thể tam bội thực vật là:
A. tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
B. hàm lượng ADN trong tế bào tăng.
C. sinh tổng hợp các chất hữu cơ xảy ra mạnh mẽ.
D. thường không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây về tần số hoán vị gen là không đúng?
A. Tần số hoán vị gen tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
B. Nếu tần số hoán vị gen là 50% thì cá thể tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.
C. Tần số hoán vị gen càng lớn khi các gen nằm càng gần nhau trên nhiễm sắc thể.
D. Tần số hoán vị gen càng lớn khi các gen nằm càng xa nhau trên nhiễm sắc thể.
Câu 18: Phát biểu không chính xác về quy trình nuôi cấy hạt phấn là:
A. Các hạt phấn riêng lẻ có thể mọc trên môi trường nhân tạo thành dòng tế bào lưỡng bội có các kiểu gen khác nhau.
B. Thực hiện quy trình nuôi cấy hạt phấn rồi chọn dòng đơn bội để lưỡng bội hóa sẽ thu được dòng cây thuần chủng.
C. Các hạt phấn riêng lẻ có thể mọc trên môi trường nhân tạo thành các dòng tế bào đơn bội có các kiểu gen khác nhau.
D. Trên môi trường nhân tạo, các hạt phấn riêng lẻ mọc thành các dòng tế bào đơn bội nên các alen lặn được biểu hiện thành kiểu hình.
Câu 19: Về khái niệm, lai phân tích là phép lai:
A. giữa cá thể mang kiểu gen đồng hợp trội với cá thể có kiểu gen lặn.
B. giữa cá thể mang kiểu gen dị hợp với cá thể đồng hợp lặn.
C. giữa các cá thể có kiểu gen trội để kiểm tra kiểu gen.
D. giữa cá thể có kiểu hình trội với cá thể có kiểu hình lặn tương ứng.
Câu 20: Trong mô tả cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản là:
A. sợi siêu xoắn, đường kính 300 nm. B. chuỗi nuclêôxôm, đường kính 11 nm.
C. sợi nhiễm sắc, đường kính 11 nm. D. sợi nhiễm sắc, đường kính 30 nm.
Câu 21: Chức năng của tARN là:
A. vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp prôtêin.
B. mang thông tin mã hóa cấu trúc của phân tử prôtêin.
C. truyền thông tin về cấu trúc prôtêin đến ribôxôm.
D. thành phần cấu tạo ribôxôm, loại bào quan tổng hợp prôtêin.
Câu 22: Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong cơ chế:
A. tổng hợp ADN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tái bản ADN, tổng hợp ARN. D. tái bản ADN, phiên mã, dịch mã.
Câu 23: Phát biểu sai về định luật Hacđi- Vanbec là:
A. Định luật Hacđi- Vanbec đề cập đến sự duy trì ổn định tần số tương đối của các alen qua các thế hệ trong quần thể tự phối.
B. Định luật Hacđi- Vanbec chỉ nghiệm đúng trong điều kiện nhất định, phản ánh sự ổn định về cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối.
C. Định luật Hacđi- Vanbec cho phép xác định tần số tương đối của các alen, các kiểu gen từ tỉ lệ kiểu hình trong quần thể.
D. Đẳng thức cho quần thể cân bằng di truyền theo Hacđi-Vanbec là p2AA : 2pqAa : q2aa (p là tần số tương đối của A, q là tần số tương đối của a).
Câu 24: Trong quần thể cân bằng di truyền, xét 1 gen có hai alen A và a, kiểu gen aa chiếm 4%. Tần số tương đối của alen A(p) và a (q) trong quần thể đó là:
A. p = 0,2; q = 0,8. B. p = 0,8; q = 0,2.
C. p = 0,96; q = 0,04. D. p = 0,98; q = 0,02.
Câu 25: Trong cơ chế điều hòa của Ôpêron Lac, gen điều hoà có vai trò:
A. mang thông tin tổng hợp prôtêin vận hành.
B. nơi tiếp xúc với enzim ARN – pôlimêraza.
C. nơi prôtêin ức chế gắn vào để ngăn cản phiên mã.
D. mang thông tin tổng hợp prôtêin ức chế.
Câu 26: Về di truyền qua tế bào chất, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Gen trong tế bào chất của giao tử cái giữ vai trò chủ yếu trong di truyền qua tế bào chất.
B. Trong di truyền qua tế bào chất, vai trò của tế bào sinh dục đực và cái ngang nhau.
C. Trong di truyền qua tế bào chất, các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định.
D. Sự di truyền qua tế bào chất không tuân theo quy luật chặt chẽ như di truyền qua nhiễm sắc thể.
Câu 27: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li của Menden là:
A. mỗi tính trạng đều do một cặp gen alen quy định, alen trội phải là trội hoàn toàn.
B. P thuần chủng, khác nhau về một tính trạng tương phản, F1 đồng tính, F2 phân tính 3 trội:1 lặn.
C. khi giảm phân, có sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng.
D. khi giảm phân, mỗi nhiễm sắc thể trong cặp đồng dạng phân li đồng đều về các giao tử.
Câu 28: Ở ruồi giấm, mỗi gen quy định 1 tính trạng, gen quy định độ dài cánh và màu sắc thân cùng nằm trên 1 nhiễm sắc thể. Lai 2 dòng thuần chủng: cánh dài-thân xám với cánh ngắn-thân đen thu được F1 toàn ruồi cánh dài-thân xám. Khi lai phân tích ruồi cái F1 thu được đời con có cánh dài-thân đen là 10%, tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1 là:
A. 10%. B. 20%.
C. 5%. D. 40%.
Câu 29: Ở thực vật, cônsixin thường được dùng để gây đột biến tạo thể đa bội vì nó có khả năng:
A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc trong phân bào.
B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào.
C. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển.
D. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
Câu 30: Trong kỹ thuật chuyển gen, để nhận biết tế bào nào đã nhận ADN tái tổ hợp thì sử dụng:
A. thể truyền có gen đánh dấu hoặc có dấu chuẩn.
B. hóa chất đặc trưng để nhuộm màu tế bào.
C. xung điện hoặc muối CaCl2 để tìm các tế bào.
D. phương pháp ly tâm để phân lập tế bào.
Câu 31: Khái niệm gen là:
A. một đoạn phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của chuỗi pôlypeptit.
B. một đoạn phân tử ADN có trình tự nuclêôtit xác định trình tự axit amin của prôtêin.
C. một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa một sản phẩm nhất định.
D. một đoạn phân tử ADN mang thông tin mã hóa cho cấu trúc của prôtêin.
Câu 32: Đột biến nhiễm sắc thể gồm:
A. đột biến một nhiễm, đột biến tam bội và tứ bội.
B. đột biến mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn.
C. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
D. đột biến dị bội và đột biến đa bội.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN [8 câu] Học sinh chỉ được làm một trong hai phần (A hoặc B)
A. Theo chương trình chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
Câu 33: Bằng phương pháp tứ bội hóa hợp tử lưỡng bội (Aa), có thể thu được thể tứ bội là:
A. AAaa. B. Aaaa.
C. AAAa. D. AAAA và aaaa.
Câu 34: Nếu tần số hoán vị gen là 20%, cơ thể có kiểu gen giảm phân, tỉ lệ loại giao tử Ab là:
A. 40%. B. 20%. C. 80%. D. 10%.
Câu 35: Một loài thực vật có số lượng nhiễm sắc thể (NST) đơn bội là 12. Số NST có thể có trong các thể ba nhiễm là:
A. 36. B. 23. C. 25. D. 13.
Câu 36: Ở đậu Hà Lan, hai cặp gen A (hạt vàng), a (hạt xanh) và B (hạt trơn), b (hạt nhăn) phân ly độc lập nhau; phép lai nào sau đây không làm xuất hiện kiểu hình vàng-nhăn ở F1?
A. P: AaBb x Aabb. B. P: Aabb x aaBb.
C. P: aaBb x AaBB. D. P: AaBb x AaBb.
Câu 37: Một phân tử ADN (trong tế bào nhân thực) có số nuclêôtit loại X chiếm 30% tổng số nuclêôtit thì tỉ lệ % số nuclêôtit loại T trong phân tử ADN này là:
A. 40%. B. 10%. C. 30%. D. 20%.
Câu 38: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X: D (mắt đỏ) trội hoàn toàn so với d (mắt trắng); không có alen tương ứng trên Y. Theo lí thuyết, phép lai P: ♀ mắt trắng x ♂ mắt đỏ được F1:
A. 50% ruồi đực mắt đỏ, 50% ruồi cái trắng.
B. 100% ruồi mắt đỏ.
C. 50% ruồi đực mắt trắng, 50% ruồi cái mắt đỏ.
D. 100% ruồi mắt trắng.
Câu 39: Xét 2 cặp gen (Aa và Bb) có tương quan trội lặn hoàn toàn, phân ly độc lập nhau, tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. Cây có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ cây con có kiểu hình trội về tất cả các tính trạng là:
A. 4/16 B. 3/16. C. 9/16. D. 1/16.
Câu 40: Trong cơ chế dịch mã, thành phần không tham gia trực tiếp là:
A. ADN. B. ribôxôm.
C. mARN. D. tARN.
B. Theo chương trình nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu 48)
Câu 41: Một gen trong tế bào nhân thực có tổng 2 loại nuclêôtit không bổ sung bằng 1200, số nuclêôtit loại A nhiều hơn số nuclêôtit loại G là 360. Số nuclêôtit loại A, loại G của gen này lần lượt là:
A. 840, 360. B. 780, 420.
C. 420, 780. D. 360, 840.
Câu 42: Một tế bào sinh giao tử có kiểu gen , giao tử tạo ra do đột biến chuyển đoạn trong giảm phân là:
A. giao tử abcd và EFHG. B. giao tử ABCD và EFGH.
C. giao tử ABCD và efgh. D. giao tử abcH và EFGd.
Câu 43: Ở lúa, hai cặp gen A (thân cao), a (thân thấp) và B (hạt tròn), b (hạt dài) liên kết hoàn toàn trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu hình 3:1?
A. . B. . C. . D. .
Câu 44: Ở đậu Hà Lan, cặp gen A (hạt vàng), a (hạt xanh) và B (hạt trơn), b (hạt nhăn) nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau; lai phân tích cây có kiểu gen AaBB thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình:
A. 1 vàng-nhăn : 1 xanh-trơn.
B. 1 vàng-nhăn :1 xanh-nhăn.
C. 1 vàng-trơn : 1 xanh-nhăn.
D. 1 vàng-trơn : 1 xanh-trơn.
Câu 45: Ở đậu Hà Lan, hai cặp gen A (hạt vàng), a (hạt xanh) và B (hạt trơn), b (hạt nhăn) phân ly độc lập nhau. Lấy cây có hạt vàng-trơn cho tự thụ phấn, thu được đời con có số cây hạt xanh-trơn chiếm tỉ lệ 18,75%, kiểu gen của cây vàng-trơn đó là:
A. AABB. B. AaBB.
C. AaBb. D. AABb.
Câu 46: Biết các gen liên kết hoàn toàn, theo lí thuyết phép lai P: được F1 có tỉ lệ kiểu gen là:
A. 1/8. B. 1/4. C. 1/16. D. 1/2.
Câu 47: Quá trình phiên mã tạo ra:
A. mARN, tARN. B. ADN.
C. mARN. D. mARN, tARN, rARN.
Câu 48: Theo lý thuyết, bằng con đường tứ bội hoá thể lưỡng bội không tạo được cá thể:
A. AAaa. B. AAAa. C. AAAA. D. aaaa.
----------Hết----------